Tiền thách cưới không phải là giá trị để đo lòng thành

Tiền thách cưới không phải là giá trị để đo lòng thành

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 2, 26/02/2018 08:11

Nhiều bậc phụ huynh có con trai đã lập gia đình bày tỏ quan điểm với PV báo Người Đưa Tin rằng không nên thách cưới với số tiền quá lớn.

Trong đám cưới hỏi ngày xưa thường có tục thách cưới, nghĩa là khi cặp đôi quyết định đến bên nhau thì gia đình đôi bên sẽ bàn bạc, thống nhất một khoản tiền trước coi như là tiền nạp tài.

Ngày nay, tùy vào điều kiện của từng gia đình mà các gia đình tự thống nhất với nhau, nhưng số tiền dao động 5 đến 20 triệu đồng.

Tuy nhiên, trước câu chuyện nhà gái thách cưới nhà trai số tiền 100 triệu đồng đang nóng trên mạng xã hội. PV báo Người ĐưaTin đã liên hệ với một số phụ huynh có con trai đã lập gia đình nghe họ chia sẻ về số tiền thách cưới này.

Khi nghe về câu chuyện thách cưới 100 triệu đồng, ông Ngô Bá Đình (Nghệ An) có con trai đã lấy vợ cho biết: “Ngày trước cưới vợ cho con trai thì cả hai bên gia đình nhà trai, nhà gái cùng bàn bạc, thống nhất sính lễ, ngày cưới chứ không có thách cưới. Nhà trai đưa bao nhiêu là tùy tâm”.

Cộng đồng mạng - Tiền thách cưới không phải là giá trị để đo lòng thành

Không nên thách cưới là ý kiến của một số vị phụ huynh đã tổ chức hôn lễ cho con trai (Ảnh minh họa).

Ông Ngô Bá Đình cho biết: “Dù là nông thôn hay thành thị thì việc thách cưới, nộp tiền cho nhà trai hay nhà gái theo quan điểm của tôi là điều không nên. Bởi, con rể hay con dâu thì sau này cũng đều là con cái trong nhà chứ có đi đâu mà phải tính thiệt hơn”.

Cũng là người có con trai đã yên bề gia thất, ông Nguyễn Quang Thuận (Yên Bái) bộc bạch: “Tôi còn nhớ ngày chúng tôi đi hỏi vợ cho con, trước đó cũng lo lắng nhà gái sẽ thách cưới với số tiền lớn. Nhưng đến nơi, nhà gái cũng hết sức tạo điều kiện để mọi thủ tục giản tiện nhất, vì thế hôn lễ của con trẻ diễn ra vô cùng thuận lợi. Vào ngày cưới của con, chúng tôi mang sính lễ gồm gà, rượu, gạo và 5 triệu đồng nữa là đón con dâu về. Cho đến nay, con dâu tôi vẫn thường xuyên giúp đỡ gia đình bố mẹ đẻ. Tôi cho rằng đó là nghĩa vụ của các con, còn tiền thách cưới nhiều hay ít không phải là giá trị để đo lòng thành”.

Cộng đồng mạng - Tiền thách cưới không phải là giá trị để đo lòng thành (Hình 2).

Cô Đặng Hồng chưa gặp trường hợp bị nhà gái thách cưới.

Cô Đặng Hồng (SN 1964, Gia Lâm, Hà Nội) cũng đã "lên chức" mẹ chồng thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình về chuyện nhà gái thách cưới nhà trai: “Nhà tôi có 2 người con trai đã lấy vợ cả rồi nhưng nhà gái không có thách cưới, bên nhà gái bảo gia đình nhà trai chuẩn bị thế nào cũng được nên khi cưới chúng tôi đều bàn bạc với nhau để đôi bên thấy thoải mái nhất. Còn nếu thách cưới 100 triệu đồng như vậy thì cô con gái ấy về làm dâu sẽ chỉ khổ mà thôi”.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.