Tiết lộ những nước cờ của TT Putin với Iran tại Syria

Tiết lộ những nước cờ của TT Putin với Iran tại Syria

Trần Danh Tuyên

Trần Danh Tuyên

Thứ 4, 11/07/2018 15:46

Trong cuộc gặp với Tổng thống Trump sắp tới tại Helsinki, chắc chắn Tổng thống Nga Putin sẽ không để Iran chịu thiệt.

Ngày 16/7 tới, Thủ đô Helsinki của Phần Lan sẽ là nơi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Trong quá trình chuẩn bị cho sự kiện này, nhiều chuyên gia và các trang tin đã đưa ra những dự đoán về các chủ đề sẽ được thảo luận trong chương trình làm việc của hai vị nguyên thủ.

Tiết lộ những nước cờ của TT Putin với Iran tại Syria

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp nhau tại Helsinki vào 16/7 tới.

Mặc dù chi tiết chưa được thông báo, song có một điều mà chắc chắn sẽ xuất hiện trong các phiên thảo luận đó là khủng hoảng Syria và triển vọng hợp tác giữa Nga và Mỹ nhằm giải quyết các xung đột trong cuộc chiến.

Hôm 1/7, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cho hay một phần quan trọng trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh Trump-Putin là Mỹ sẽ yêu cầu Nga đẩy Iran ra khỏi Syria.

Theo ông Bolton, Washington đã chấp nhận sự hiện diện của ông Assad ở cương vị người đứng đầu nhà nước Syria và giờ chỉ muốn tập trung vào việc thuyết phục Moscow cắt đứt quan hệ với Tehran ở Syria.

Nếu được Nga đáp ứng, phía Tổng thống Trump sẵn sàng rút quân Mỹ ra khỏi lãnh thổ Syria cũng như giúp đỡ chính quyền Damascus tái chiếm toàn bộ vùng phía Nam gần biên giới Jordan.

Trước những thông tin trên, báo chí Iran nhanh chóng đưa ra suy đoán rằng Nga sắp “phản bội” Iran và sử dụng Tehran làm lá bài mặc cả để đạt được thỏa thuận với Mỹ.

Tuy nhiên, phản ứng của Moscow trước những suy đoán trên tương đối bất ngờ.

Nga đã dần đi ngược lại những tuyên bố trước đây cho rằng tất cả các lực lượng nước ngoài, bao gồm cả Iran, phải rời khỏi Syria. Thay vào đó, các quan chức Nga đã bắt đầu nhấn mạnh tính chất hợp pháp của sự hiện diện Iran tại Syria.

Hôm 28/6, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia đã gọi sự hiện diện của Tehran tại Syria là “hợp pháp và không thể phủ nhận”.

Bốn ngày sau, Thứ trưởng Nga Mikhail Bogdanov nói sự hiện diện của Iran nhằm cố vấn cho chính quyền Syria chống lại chủ nghĩa khủng bố.

Tới ngày 4/7, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov gọi yêu cầu của Mỹ và Israel trong việc Iran phải rút quân khỏi Syria là “hoàn toàn phi thực tế”.

Trong khi đó, cựu Đại sứ Iran tại Liban Mohammad Fathali trong một cuộc phỏng vấn hôm 30/6 trước khi hết nhiệm kỳ cho rằng Nga và Iran là đồng minh chiến lược trong cuộc chiến chống khủng bố không chỉ ở Syria mà toàn khu vực.

Ông cũng cho rằng với chiến dịch quân sự tích cực của Syria ở phía Nam nước này, quân Mỹ sẽ sớm rời khỏi khu vực.

Những tuyên bố này khiến nhiều người tỏ ra nghi ngờ về việc Nga-Iran sẽ kết thúc quan hệ hợp tác tại Syria sau thỏa thuận tiềm năng giữa Washington và Moscow. Để nhận thức được điều đó, cần chú ý một số yếu tố quan trọng dưới đây.

Tiết lộ những nước cờ của TT Putin với Iran tại Syria (Hình 2).

Lực lượng Hezbollah do Iran hậu thuẫn ở Syria.

Đầu tiên đó là mục tiêu cốt lõi của Iran khi hoạt động tại Syria. Là một đồng minh lâu năm của Chính phủ Syria, mục đích của Iran từ đầu là bảo vệ sự toàn vẹn của chính quyền Assad và giúp quân Chính phủ giành lại toàn bộ Syria.

Từ góc độ đó, Tehran coi sự hỗ trợ của các lực lượng bên ngoài – đặc biệt là Mỹ - đối với các phiến quân là một trở ngại lớn nhằm giúp Iran đạt được mục tiêu.

Do đó, bất kỳ thỏa thuận nào có thể có giữa ông Trump và ông Putin đảm bảo Mỹ rút khỏi Syria và ông Assad vẫn nắm quyền thì đó sẽ được Iran coi như một món quà.

Iran đã chứng minh rằng họ đang theo đuổi chính sách thực dụng để thực hiện mục tiêu duy trì quyền lực của chính quyền Assad.

Chẳng hạn, trong chiến dịch phối hợp Nga-Syria ở Đông Ghouta đầu năm nay, Iran đã kiềm chế thể hiện, không đóng vai trò quân sự trực tiếp để tránh kích động sự nhạy cảm của Mỹ và đồng minh châu Âu để giúp Damascus khỏi bị áp lực từ phía ngoài tác động.

Sự vắng mặt của Iran trong chiến dịch đang diễn ra ở Nam Syria cũng là một ví dụ tương tự.

Xét rằng sự tham gia trực tiếp của mình sẽ giúp Israel có cái cớ để tấn công Syria nên Iran dường như đã tuân thủ yêu cầu của Moscow, không để các lực lượng của mình hiện diện tại khu vực.

Nắm được cách tiếp cận thực dụng đó của Iran, Nga lại tập trung nhấn mạnh vào tính hợp pháp của Iran tại Syria nhằm chiếm ưu thế trước khi ông Putin đàm phán với Mỹ.

Nói cách khác, kết quả khả quan nhất của cuộc gặp Trump-Putin sẽ là một lời cam kết của Nga nhằm “hạn chế” các hoạt động của Iran ở Syria, một điều thực tế đang xảy ra – và điều kiện để Iran rút quân hoàn toàn ra khỏi lãnh thổ nước này để tìm một giải pháp chính trị kết thúc xung đột 8 năm qua.

Dưới con mắt của Nga, giải pháp đó phụ thuộc mạnh mẽ vào cam kết rút quân của Mỹ và giúp đỡ Moscow trong quá trình tiến hành đàm phán hòa bình Geneva, Astana và Sochi. Do Iran đã từng tuyên bố rằng họ sẵn sàng rời khỏi Syria khi khủng bố bị đánh bại nên Tehran chắc chắn sẽ cảm thấy hài lòng với việc thực hiện lời hứa này của Nga.

Mặt khác, một số nguồn tin gần đây cho rằng các lực lượng của Iran trên thực tế vẫn tham gia các chiến dịch quân sự ở Nam Syria, mặc trang phục của quân đội Syria để tránh bị phát hiện.

Nếu đặt những thông tin này bên cạnh tuyên bố của cựu Đại sứ Iran tại Liban thì có thể thấy rằng Tehran và Moscow đã tìm được một cách hiệu quả để giải quyết vấn đề hiện diện của Iran tại Syria.

Dựa trên nền tảng đó, sự hiện diện chính thức của Iran có thể bị hạn chế như những gì đạt được trong thỏa thuận Astana, cụ thể là một phần của “thỏa thuận chống leo thang”.

Trong điều kiện như vậy, sự ảnh hưởng của Iran ở Syria sẽ được thể hiện thông qua các nhóm vũ trang mà họ hậu thuẫn.  

Cuối cùng, Nga dường như cũng nhận thức rõ rằng tại thời điểm mà Thổ Nhĩ Kỳ - một trụ cột của hoa đàm Astana – đã bước vào một cuộc thỏa thuận mới với Mỹ về Syria, đặc biệt là tình hình ở vùng phía Bắc, nên việc Iran rút hoàn toàn khỏi Syria chắc chắn sẽ thiệt hại cho cân bằng quyền lực của Moscow tại đây.

Như vậy, không phải là phi thực tế khi cho rằng ông Putin sẽ không từ bỏ Iran tại Syria và bằng cách này hay cách khác sẽ bảo vệ Tehran trong cuộc gặp với Tổng thống Trump tại Helsinki.

Xem thêm: Sau Tây Nam Syria, mục tiêu nào đang chờ đợi lực lượng Chính phủ Syria?

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.