Tiểu đường "tấn công" Châu Phi

Thứ 6, 28/12/2012 00:06

Vào những ngày cuối tháng 5, với sự vận động của chính quyền, hàng trăm nghìn phụ nữ Nam Phi đã đồng loạt cùng đến những cơ sở y tế cơ động được dựng trên nhiều địa phương để thử máu, khám tiểu đường. Chỉ trong đợt vận động này, chính phủ Nam Phi đã thông báo: có khoảng 20.000 phụ nữ có lượng đường trong máu cao hơn nhiều mức độ cho phép.

Từ cuộc khảo sát này, một lần nữa lại gióng lên hồi chuông báo động về số lượng người mắc bệnh tiểu đường ở Nam Phi ngày càng gia tăng.

Phụ nữ Nam Phi đi khám tiểu đường

Trong một cuộc điều tra khác vào năm 2010, Tổ chức y tế thế giới ở châu Phi (OMS) đã đưa ra một con số kinh hoàng: Khoảng hơn 10 triệu người tại châu Phi đã mắc bệnh tiểu đường chỉ trong năm 2010. Trong đó, riêng tại Nam Phi- quốc gia được cho là giàu có nhất khu vực đã chiếm ¼.

Sau khi đưa ra kết quả gây sốc cho ngành y tế cho Nam Phi nói chung và Châu Phi nói riêng, Giám đốc khu vực của Tổ chức y tế thế giới ở châu Phi (OMS) Luis Gomes Sambo cho biết: “Con số trên có thể sẽ tăng gấp đôi từ nay đến năm 2030, và Châu Phi sẽ trở thành khu vực tăng mạnh nhất so với các khu vực khác trên thế giới”.

Ông Sambo nhấn mạnh giống như trường hợp bệnh cao huyết áp, hơn một nửa số người mắc bệnh tiểu đường đã chưa bao giờ kiểm tra lượng đường trong máu của họ và chỉ phát hiện ra bệnh khi đã bị nặng như mắc bệnh tăng nhãn áp, suy thận, rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch... Trong những thập kỷ qua, bệnh tiểu đường đang ngày càng phát triển tại khu vực cận sa mạc Sahara, với tỷ lệ tử vong chiếm 6% trong tổng số những người tử vong trong năm 2010.

Theo tính toán, với chi phí hiện nay cho bệnh tiểu đường là 176 tỷ USD mỗi năm thì trong tương lai các nước tại khu vực Châu Phi sẽ không thể nào có đủ tiền để bao cấp cho việc chữa trị chứng bệnh này.

Qua nghiên cứu tại châu Phi, các nhà khoa học khẳng định việc người dân "lục địa Đen" ăn quá ít rau và hoa quả đã làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, béo phì và tiểu đường. Tiến sỹ Jacky Ganry thuộc Trung tâm Hợp tác quốc tế về phát triển nghiên cứu nông nghiệp (CIRAD) của Pháp, cho biết tại phần lớn các nước châu Phi, một nửa số dân bị béo phì.

Được biết, tại Ethiopia, nơi có tỷ lệ bệnh béo phì thấp nhất châu Phi nhưng vẫn có tới 1/3 số người tử vong trong năm 2005 là do các bệnh không truyền nhiễm nói trên. Tại Senegal, số người mắc bệnh tiểu đường mỗi năm tăng 10 lần trong vòng 30 năm qua.

Quế Mai (theo Wanbao)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.