Tiểu hành tinh bốc cháy trên bầu trời Philippines

Thứ 6, 06/09/2024 10:50

Ngày 5/9, một tiểu hành tinh nhỏ đã đi vào bầu khí quyển Trái Đất và bốc cháy trên bầu trời phía bắc Philippines, tạo thành một quả cầu lửa khổng lồ.

Tiểu hành tinh bốc cháy trên bầu trời Philippines.

Theo Newsflare, tiểu hành tinh được các nhà khoa học đặt tên là 2024 RW1, đã được Đài quan sát Catalina Sky Survey của NASA tại Arizona phát hiện vào ngày 4/5. 

Theo các chuyên gia, tiểu hành tinh 2024 RW1 có kích thước tương đối nhỏ và đã hoàn toàn bị thiêu rụi khi tiếp xúc với bầu khí quyển Trái Đất.

Các đoạn video được người dân địa phương ghi lại cho thấy một quả cầu lửa khổng lồ, sáng rực rỡ băng qua bầu trời Cagayan, Philippines vào rạng sáng ngày 5/9, tạo nên một cảnh tượng ngoạn mục và đầy ấn tượng. 

Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của cộng đồng khoa học và công chúng trên toàn thế giới.

2024 RW1 Tiểu tạo nên một quả cầu lửa rực rỡ trên bầu trời phía bắc Philippines.

2024 RW1 tạo nên một quả cầu lửa rực rỡ trên bầu trời phía bắc Philippines.

Việc phát hiện và theo dõi các tiểu hành tinh gần Trái Đất là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan vũ trụ trên thế giới. Nhờ những nỗ lực này, chúng ta đã có thể dự đoán và theo dõi các sự kiện thiên văn như vụ nổ của tiểu hành tinh 2024 RW1, giúp nâng cao hiểu biết về vũ trụ và bảo vệ Trái Đất.

Tiểu hành tinh là một vật thể không phải là hành tinh thực sự hay sao chổi. Chúng là những vật thể bằng đá, kim loại hoặc băng không có bầu khí quyển. 

Hầu hết các tiểu hành tinh trong Hệ Mặt Trời đều được phát hiện trong vành đai tiểu hành tinh nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc. 

Kích thước và hình dạng của các tiểu hành tinh khác nhau đáng kể, từ những tảng đá có đường kính 1m đến một hành tinh lùn có đường kính gần 1.000km.

Quốc Tiệp (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.