Nhà máy hình thành từ ý tưởng lạ
Một doanh nghiệp trẻ ở tỉnh Sơn Đông thuộc miền Đông Trung Quốc đang thu hút sự chú ý của dư luận khi cung cấp dịch vụ tiêu hủy ảnh cưới cho những cặp đôi đã ly hôn. Phía chủ doanh nghiệp còn đưa ra cam kết đảm bảo dịch vụ có giá cả hợp lý và tính hiệu quả cao.
Người đưa ra ý tưởng này và quyết định biến nó thành sự thực là anh Liu Wei, 40 tuổi, ở Lang Phường, tỉnh Hà Bắc, một thanh niên trẻ.
Từng nhiều lần chứng kiến cảnh tượng những tấm ảnh cưới của các cặp đôi đã ly hôn bị ném thẳng vào thùng rác hay những bãi phế thải, anh Lưu thấy rất phản cảm.
Anh cho rằng những người sau khi ly hôn có rất ít lựa chọn để xóa bỏ quá khứ nên chẳng còn cách nào khác là ném ra bãi rác. Bởi vậy, dịch vụ cho công ty anh Lưu cung cấp giúp khách hàng hủy bỏ những bức ảnh cưới đồng thời cam kết bảo vệ quyền riêng tư của mỗi người.
"Tôi bắt đầu công việc kinh doanh với động lực đơn giản là giữ tính riêng tư cho mỗi cặp đôi. Ngay từ khi bắt đầu, công ty đã nhận hàng loạt đơn đặt hàng từ nhiều tỉnh thành trên khắp Trung Quốc", anh Liu Wei tiết lộ...
Quá trình làm việc không quá phức tạp. Phía công ty sẽ đưa cho khách hàng lựa chọn loại dịch vụ tương ứng với mức giá, từ 10 tệ đến hơn 100 tệ (hơn 350.000 đồng). Giá cả tùy thuộc vào kích thước bức ảnh cần tiêu hủy. Sau khi chốt thỏa thuận, khách hàng chuyển ảnh tới cơ sở tại Lang Phường, tỉnh Sơn Đông.
Hầu hết các bức ảnh đều có kích thước lớn, loại thường được treo trên tường bằng khung kim loại hoặc gỗ, một số ảnh có chiều cao bằng cả một người bình thường.
Ngoài ra, còn có các album ảnh ghi lại các giai đoạn khác nhau của một thời kỳ hạnh phúc: hôn nhân, mang thai, sinh con, những năm con chập chững biết đi... Tuy nhiên, những ký ức từng được trân quý này giờ chỉ còn là phế liệu chờ đợi để tiêu hủy.
Anh Liu cho biết, loại khung ảnh cưới được các cặp đôi Trung Quốc ưa chuộng cực kỳ bền và nổi tiếng là khó phá hủy vì chúng được coi là minh chứng cho tình yêu vĩnh cửu. Một trong những chất liệu phổ biến nhất là acrylic, không bắt lửa, không thể cắt bằng dao và không bị vỡ ngay cả khi có ai đó giẫm lên nó.
Nhiều chiếc ảnh còn có gắn những tấm kính lớn, không thể cho vào máy hủy tài liệu vì điều này có thể gây nguy hiểm cho người thực hiện. Một đối tác kinh doanh của Liu Wei từng bị thương do bị mảnh thủy tinh bay vào trán khi tiêu hủy ảnh của khách hàng. Kể từ đó, nhà máy đã xử lý những bức ảnh cưới ốp kính bằng cách đặt vào những hộp bìa cứng và dùng búa tạ đập vỡ.
Ngoài ra, tại nhiều nơi ở Trung Quốc, đặc biệt là vùng nông thôn hay các cụm dân cư nhỏ, mọi người không thể mang các tấm ảnh cưới lớn ra để ở bãi rác công cộng vì e ngại những lời bàn tán, dị nghị của người khác.
Lượng đồ vật bị tiêu hủy ngày càng nhiều
Ban đầu, mỗi tháng Liu Wei có chưa đến 10 đơn hàng, nhưng từ khi quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội thì sau 6 tháng, nhu cầu đã tăng vọt. Đến nay, hơn 6.000 người đã hỏi thăm dịch vụ của anh và nhà máy đã tiêu hủy hơn 700 lô ảnh cưới. Liu Wei tính phí dịch vụ theo trọng lượng, trung bình mỗi khách hàng chi hơn 100 nhân dân tệ (khoảng 350.000 đồng) để tiêu hủy.
Liu Wei ước tính khoảng 70% số người liên hệ với anh là phụ nữ, mặc dù điều này đôi khi khó xác định vì một số người che giấu giới tính thật hay sử dụng tài khoản ẩn danh.
Trước khi chính thức cho đồ đạc vào máy tiêu hủy, Liu Wei sẽ chụp ảnh và xác nhận lần cuối với khách hàng. Ngoài những người khác đưa ra yêu cầu đơn giản và quyết tâm phá hủy những đồ vật kỷ niệm, Liu Wei nói rằng vẫn có một số khách hàng của anh tìm kiếm những lời động viên và cũng có người hối hận không muốn tiêu hủy vì đã làm hòa với bạn đời hoặc người yêu.
Khách hàng của Liu Wei đôi khi không phải chỉ có những người đã ly hôn, còn có những người còn trẻ vừa chia tay một mối tình, hay những người muốn tiêu hủy vật dụng của người thân yêu đã khuất để vượt qua nỗi đau và bước tiếp.
Tại đây, các nhân viên sẽ phủ sơn xịt che mờ gương mặt của cô dâu chú rể. Tiếp đó, bức ảnh được cắt nhỏ bằng máy và toàn bộ phần mảnh vụn được xử lý ở một nhà máy điện. Quy trình hủy ảnh cưới sẽ được quay toàn bộ và gửi xác minh tới khách hàng.
Nhìn chung, Liu Wei cảm thấy công việc kinh doanh của mình giúp mọi người quên đi quá khứ. Anh còn quay lại các video về quá trình tiêu hủy của mình rồi đăng lên các nền tảng mạng xã hội vì nhiều khách hàng muốn xem điều đó. Có khách hàng từ xa đã đến tận nhà máy chỉ để xem tận mắt cảnh đồ đạc của mình dần dần bị đưa vào máy nghiền nát hoặc muốn chính tay ném đồ vào máy.
Liu Wei cũng triển khai thêm nhiều dịch vụ liên quan khác như: đề xuất khách hàng có thể viết giấy nhắn hoặc thu âm lời tạm biệt để phát cùng lúc khi tiêu hủy đồ đạc. Hay tổ chức các buổi họp riêng, khách hàng có thể đặt địa điểm trong hai giờ và treo tất cả ảnh sắp tiêu hủy trong nhà máy để nói lời từ biệt trước sự làm chứng của một người dẫn chương trình và một vài công nhân khác. Tuy nhiên cho đến nay, không ai trong số 700 khách hàng của anh chọn một trong hai dịch vụ này.
Cuối cùng, phần còn lại của những bức ảnh sau khi tiêu hủy sẽ được sử dụng để tạo ra điện. Khi các mảnh vụn tích lũy đạt đến trọng lượng nhất định, nhà máy Liu Wei làm sẽ chuyển chúng đến một nhà máy điện nhiên liệu sinh học trong khu vực, nơi có thể chưa đến 100.000 tấn rác thải sinh hoạt.
Quỳnh Chi (t/h)