Tiêu hủy vũ khí hóa học có thể gián đoạn vì cạn tiền

Tiêu hủy vũ khí hóa học có thể gián đoạn vì cạn tiền

Thứ 4, 06/11/2013 09:46

Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) thông báo cần phải huy động thêm nguồn tiền để tiến trình giải trừ vũ khí hóa học không bị gián đoạn.

OPCW cho biết khoảng 10 triệu euro (tương đương 13,5 triệu đô) đã tiêu tốn vào việc điều tra vũ khí hóa học của Syria dưới sự đồng thuận của Mỹ và Nga hồi tháng 9. Nhưng sẽ cần số tiền nhiều hơn thế nữa nếu muốn tiêu hủy hoàn toàn 1000 tấn vũ khí hóa học theo tuyên bố của Syria.

Một báo cáo của OPCW cho biết, nguồn vốn hiện tại chỉ đảm bảo cho các nhân viên duy trì công việc đến cuối tháng này. Báo cáo viết: “Các nguồn cung ứng cho chiến dịch sẽ kết thúc vào tháng 10 và tháng 11 năm 2013”. Bản báo cáo ngày 25/10 nói thêm rằng quỹ đảm bảo của OPCW cho công việc ở Syria chỉ giữ ở mức 4 triệu euro tại thời điểm đó.

Các lực lượng Syria đã hoàn tất việc bàn giao kiểm soát các phân xưởng sản xuất cho chuyên viên của tổ chức OPCW. Bước kế tiếp của chiến dịch là loại bỏ và tiêu hủy chất hóa học sẽ do chính OPCW đảm nhận. Quá trình này nếu tiến hành ở nước ngoài sẽ còn tốn kém hơn nữa.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad cho rằng tổng chi phí cho tiến trình tiêu hủy có thể tốn đến 1 tỉ đô la. Trong khi các chuyên gia tin rằng số tiền có thể ít hơn, khoảng vài trăm triệu đô la, tùy thuộc vào vũ khí hóa học sẽ được đem đi tiêu hủy ở đâu và bằng cách nào.

Tiêu điểm - Tiêu hủy vũ khí hóa học có thể gián đoạn vì cạn tiền

‘Việc tiêu hủy vũ khí hóa học sẽ cần nguồn vốn rất lớn”, trích lời Malik Ellahi, cố vấn chính trị cho tổng chỉ huy OPCW. Tuy nhiên , ông nhất mạnh rằng các bên đều phải tham gia vào vấn đề. “Chúng ta đã đi quá xa để có thể dừng lại.”

Mỹ vốn là nguồn cung lớn nhất cho OPCW thực hiện nhiệm vụ ở Syria, cùng với Anh, Canada, Đức, Thụy Sĩ và Hà Lan. Trong đó Mỹ đã đóng góp 6 triệu đô cho vật tư, huấn luyện và tiền mặt.

Các chi phí tăng lên

Cho đến cuối tháng 9 vừa qua, Syria là một trong những nước không nằm trong liên minh toàn cầu Cấm sở hữu vũ khí hóa học.

Damascus sau đó buộc phải tham gia vào Hiệp định Vũ khí Hóa học dưới áp lực của Mỹ và các nước Đồng Minh trong một sự kiện tên lửa hóa học bắn vào dân thường làm 100,000 người chết.

Các chi phí ước tính sau đó được OPCW bảo đảm với nguồn tiền xoay vòng, dự đoán vào khoảng 100 triệu đô la, thế nhưng tổ chức khổng lồ này vẫn cần thêm các nguồn phụ trợ.

Lực lượng Syria đã đến Hague vào hôm thứ Ba để bàn về các kế hoạch chi tiết cho việc tiêu hủy chất độc, bao gồm cả vũ khí.

OPCW và Syria buộc phải thống nhất cho chi tiết kế hoạch vào giữa tháng 11, giải trình chi tiết làm thế nào và ở nơi nào vũ khí sẽ bị tiêu hủy, trong đó bao gồm các loại khí sarin, mustard, VX.

OPCW thông báo rằng tuần trước các chuyên gia đã kiểm tra 21 trong tổng số 23 địa điểm trữ vũ khí dọc đất nước mà Syria công bố trước hạn chót là 1/11. Hai địa điểm cuối quá nguy hiểm để tiếp cận và kiểm tra, nhưng những vật tư quan trọng nhất đã được di dời đến các điểm khác cho tiến trình điều tra.

Syria thông báo với OPCW họ có 30 phân xưởng, 8 kho phụ và 3 phân xưởng sản xuất vũ khí hoác học. Họ dự trữ khoảng 1000 tấn vũ khi hóa họcm hầu hết nguyên liệu thô, 290 tấn thành phẩm và 1230 đơn vị chưa tinh chế.

4 nước nữa đã hứa sẽ viện trợ thêm 2,7 trieu euro cho quỹ của OPCW. Đức, Ý, Hà Lan cung cấp phương tiện di chuyển hàng không có các đội OPCW đến Syria, trong khi các nước khác ở Châu Âu và Mỹ sẽ cung cấp xe thiết giáp cho các đội.

Vận chuyển tới Albani?

Anh đã tiêu tốn 3 triệu euro trong khi Nga, Pháp, Trung Quốc cho biết họ sẽ cử các chuyên gia và chuyên viên kĩ thuật nhằm theo dõi tiến trình tiêu hủy.

Cuộc thảo luận xoay quanh việc những nước nào chấp nhận chứa các phân xưởng và rác thải chất độc sau khi xử lý. Những nước này bao gồm Albani, Bỉ và Scandinavian.

Các công ty ở Mỹ, Đức và Pháp đang hoàn tất bản hợp đồng nhằm phân phối viêc tiêu hủy các phân xưởng.

Kể từ khi thành lâp vào 1997, OPCW được ước tính đã tiêu hủy khoảng 50,000 tấn chất độc hay nói đúng hơn là 80% lượng chất độc trong kho dự trữ trên toàn thế giới. Mỹ và Nga là hai kho dự trữ vũ khí hóa học lớn nhất trong tiến trình giải trừ vũ khí của OPCW.

Thăng Long (theo Reuters)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.