Nhưng có những trường hợp bị khàn tiếng lâu ngày mãi không khỏi, ảnh hưởng rất lớn đến việc giao tiếp, sinh hoạt. May mắn thay, một giải pháp từ thảo dược có thể cải thiện hiệu quả được tình trạng này, giữ gìn sự trong sáng của giọng nói.
Những nguyên nhân khiến bạn bị khàn tiếng lâu ngày:
Có vô số nguyên nhân dẫn tới việc khàn tiếng kéo dài nhiều ngày. Đó có thể là các vấn đề ở thanh quản hoặc một bệnh lý tiềm ẩn tác động đến các dây thanh âm.
Theo chuyên gia, nếu bạn bị khàn tiếng quá lâu, nguyên nhân có thể do:
Viêm thanh quản
Viêm thanh quản là tình trạng thanh quản bị sưng, phù nề khiến các mép của chúng không thể rung động nhịp nhàng, gây ra khàn tiếng, mất tiếng. Không chỉ dẫn tới những thay đổi bất thường trong lời nói, viêm thanh quản còn gây đau họng, nuốt vướng khó chịu.
Dây thanh có các tổn thương
Các tổn thương như hạt xơ, polyp, u nang… là những khối u nhú lành tính phát triển trên thanh quản. Chúng được hình thành từ việc lạm dụng giọng nói quá mức khiến dây thanh bị kích thích và kém đàn hồi. Ngoài khàn tiếng, các tổn thương này còn vô tình tạo khe hở thanh môn khiến người nói nhanh bị mệt.
Ung thư
Đôi khi, việc bị khàn tiếng lâu ngày cũng có thể đến từ một số loại ung thư. Dấu hiệu ban đầu có khi chỉ là khàn tiếng thông thường nhưng dần dần sau đó, người bệnh nói nhanh mệt kèm theo triệu chứng khó thở, hụt hơi, thậm chí ho ra máu.
Các yếu tố nguy cơ
Ngoài những bệnh lý trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng đến dây thanh thì một số yếu tố khác cũng có thể dẫn tới khàn tiếng hoặc làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ví dụ: Hút thuốc lá, uống rượu quá mức, dị ứng, viêm xoang…
>>> Xem thêm: Bị khàn tiếng kéo dài, hụt hơi khi nói là do đâu TẠI ĐÂY
5 cách hỗ trợ giảm khàn tiếng tại nhà
Bình thường, khàn tiếng thường không quá đáng ngại và sẽ tự hết sau 5-7 ngày. Tuy nhiên, nếu bị khàn tiếng lâu ngày thì những hệ lụy của nó là không hề nhỏ, đặc biệt với người thường xuyên phải sử dụng giọng nói như ca sĩ, giáo viên…
Để khắc phục tình trạng khàn tiếng, bên cạnh việc tránh gây áp lực không cần thiết cho dây thanh, bạn có thể thử 5 biện pháp sau:
Bổ sung chất lỏng ấm: Nước cung cấp độ ẩm cho niêm mạc họng và thanh quản, duy trì lượng chất nhầy cần thiết, giảm viêm cũng như khàn tiếng.
Súc miệng bằng nước muối: Muối có tác dụng sát khuẩn tại chỗ, giảm đau cổ họng và viêm tại thanh quản. Điều này cũng góp phần làm dịu những kích thích ở dây thanh, cải thiện giọng nói.
Ngậm chanh và mật ong: Cả chanh lẫn mật ong đều chứa các chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe hệ hô hấp. Bạn chỉ cần thái từng lát chanh mỏng, thêm chút mật ong rồi đem hấp cách thủy trong vài phút là có thể sử dụng. Cách này sẽ giúp giảm cảm giác vướng víu ở cổ họng thường đi kèm với khàn tiếng.
Uống nước gừng: Gừng là một thực phẩm đã được người dân sử dụng từ bao đời nay để chữa bệnh, đặc biệt là viêm họng và nhiễm trùng hô hấp trên. Bạn hãy giã nát gừng rồi hãm với nước nóng và uống khi còn ấm sẽ thấy giọng nói bớt khàn hơn.
Ăn giá đỗ: Giá đỗ rất hay được dùng cho người bị khàn tiếng, mất giọng nhờ chứa nhiều các vitamin, khoáng chất giúp phục hồi các tổn thương. Cách sử dụng giá đỗ giảm khàn tiếng rất dễ, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc trần qua với nước sôi rồi đem xay nhuyễn với gừng tươi, chắt lấy nước cốt là có thể dùng được.
>>> Xem thêm: Khàn giọng, hụt hơi hậu Covid-19 nên làm gì để cải thiện? TẠI ĐÂY
Khắc phục khàn tiếng lâu ngày, cải thiện giọng nói nhờ Tiêu Khiết Thanh
Ngoài áp dụng những biện pháp kể trên, người bị khàn tiếng lâu ngày cũng cần tránh các tác nhân kích thích như thức ăn cay nóng, đồ uống có cồn, caffeine, khói thuốc lá… để triệu chứng dần cải thiện. Bên cạnh đó, bạn nên có giải pháp tăng cường hệ miễn dịch nhằm thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương ở thanh quản nhanh hơn, từ đó giảm dần khàn tiếng và giúp giọng nói sớm được phục hồi. Một gợi ý hay dành cho bạn là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh.
Tiêu Khiết Thanh là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, với thành phần chính từ cây rẻ quạt. Dược liệu này đã được nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy: Thân, rễ rẻ quạt chứa nhiều nhóm hoạt chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid. Nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau tự nhiên nên những hoạt chất này còn được gọi là kháng sinh thực vật. Vì vậy, rẻ quạt có khả năng làm giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên như khàn tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản…
Bên cạnh đó, sản phẩm còn có các thành phần khác gồm: Bán biên liên, bồ công anh, sói rừng đều giúp tăng cường hệ miễn dịch (nâng cao sức đề kháng), hỗ trợ khôi phục những tế bào niêm mạc họng, thanh quản đang bị tổn thương. Nhờ đó, Tiêu Khiết Thanh không chỉ giảm ho, đau họng, khàn tiếng,... nhanh chóng, mà còn phòng tránh tái phát hiệu quả.
Hiệu quả của Tiêu Khiết Thanh đã được rất nhiều khách hàng công nhận và phản hồi tích cực sau hơn 10 năm ra mắt trên thị trường. Chẳng hạn như chị Vi Thị Hoan (Lạng Sơn) bị khàn tiếng, có khi mất giọng hoàn toàn do hạt xơ dây thanh.
Mặc dù đã làm đủ cách mà giọng nói vẫn không cải thiện khiến chị Hoan rất hoang mang, lo lắng. Thế rồi, nhờ tình cờ biết đến Tiêu Khiết Thanh khi tìm hiểu thông tin trên mạng, con gái chị Hoan đã mua về cho mẹ sử dụng. Chỉ sau vài tháng, khàn tiếng dần biến mất, trả lại giọng nói trong trẻo như ban đầu cho chị. Bạn có thể đọc thêm chia sẻ của chị Hoan TẠI ĐÂY.
Không chỉ riêng chị Hoan mà còn có nhiều người dùng khác đã cải thiện rõ rệt tình trạng khàn tiếng sau khi sử dụng Tiêu Khiết Thanh. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, có đến 90,8% người tiêu dùng thấy hài lòng và rất hài lòng về sản phẩm.
Nhận định về sản phẩm Tiêu Khiết Thanh, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - chuyên gia trong lĩnh vực Tai Mũi Họng cho biết: “Sản phẩm chứa các thảo dược quý như rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng, giúp kháng khuẩn, chống viêm rất mạnh, làm ấm, phục hồi niêm mạc đường hô hấp nhanh chóng. Do vậy có tác dụng tuyệt vời với người mắc viêm họng, viêm đường hô hấp trên”.
Khàn tiếng lâu ngày xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau nhưng đều khiến chất lượng giọng nói suy giảm. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt kết hợp sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh mỗi ngày!
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Thu Hương