Tìm hiểu ngôi chùa kỳ lạ không hòm công đức, không cúng vàng mã

Tìm hiểu ngôi chùa kỳ lạ không hòm công đức, không cúng vàng mã

Phạm Trọng Tùng

Phạm Trọng Tùng

Thứ 3, 02/04/2019 07:30

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, chùa Tiêu (Bắc Ninh) được biết đến là ngôi chùa cổ, thu hút nhiều phật tử và khách thập phương về chiêm bái. Đây cũng là ngôi chùa không có hòm công đức.

Bao quanh núi về phía trước chùa có dòng sông Tiêu Tương nổi tiếng đã đi vào thơ ca Việt Nam với mối thiên tình sử giữa chàng Trương Chi và Mỵ Nương.

Chùa Tiêu Sơn có lưng dựa vào núi, trước mặt hướng ra dòng sông Tiêu Tương phong cảnh hữu tình.

Văn hoá - Tìm hiểu ngôi chùa kỳ lạ không hòm công đức, không cúng vàng mã

Tọa lạc trên lưng chừng núi thuộc xã Tương Giang, huyện Từ Sơn (Bắc Ninh) với nhiều cây cổ thụ bao quanh, chùa Tiêu Sơn càng cổ kính. 

Văn hoá - Tìm hiểu ngôi chùa kỳ lạ không hòm công đức, không cúng vàng mã (Hình 2).

Ðây là nơi trụ trì của thiền sư Lý Vạn Hạnh - người đã có công nuôi dạy Lý Công Uẩn - vị vua đầu tiên của triều Lý.

Văn hoá - Tìm hiểu ngôi chùa kỳ lạ không hòm công đức, không cúng vàng mã (Hình 3).

Ngoài ra, theo tài liệu ghi chép, chùa Tiêu còn được biết đến là chốn tu thiền huyền bí của người xưa và là một trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam. 

Văn hoá - Tìm hiểu ngôi chùa kỳ lạ không hòm công đức, không cúng vàng mã (Hình 4).

Đặc biệt, đây còn là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam không có hòm công đức. Mỗi gian thờ có 1 người ngồi nhìn khách đến chiêm bái. Có nhiều người đã biết đến thủ tục không đặt tiền lễ, nhưng cũng có nhiều người chưa biết. Người ngồi nhìn khách chiêm bái trong chùa chỉ để ý xem người đó đặt bao nhiêu lễ trên ban, sau khi người đó ra khỏi gian thờ thì có trách nhiệm cầm gửi lại tiền lễ, hoặc chuyển cho nhà sư trụ trì để làm công đức ở những trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi.

Theo sư cụ Đàm Chính trụ trì tại đây cho biết, nhà chùa chỉ nhận tiền công đức khi đang xây dựng cơ sở vật chất cho chùa. Khi xây dựng xong thì nhà chùa không nhận bất kỳ tiền công đức của ai. Vì khi nhận phải trông coi, không trông coi được sẽ bị đánh cắp. Khi nào nhà chùa xây dựng, cải tạo gì sẽ lại kêu gọi người dân công đức.

Văn hoá - Tìm hiểu ngôi chùa kỳ lạ không hòm công đức, không cúng vàng mã (Hình 5).

Trong các ban thờ và không gian trong chùa không đặt hòm công đức. Chùa cũng nghiêm cấm Phật tử đốt vàng mã, dâng cúng rượu thịt. 

Văn hoá - Tìm hiểu ngôi chùa kỳ lạ không hòm công đức, không cúng vàng mã (Hình 6).

Nội quy được treo ngay lối vào Tam Bảo. Theo chia sẻ của sư trụ trì, nhà chùa chỉ nhận tiền công đức khi đang xây dựng cơ sở vật chất cho chùa và chỉ nhận tiền đủ làm. Khi xây dựng xong nhà chùa không nhận bất kỳ tiền công đức của ai.

Văn hoá - Tìm hiểu ngôi chùa kỳ lạ không hòm công đức, không cúng vàng mã (Hình 7).

Hơn nửa thế kỷ trước, một trong số các ngôi tháp trong vườn tháp chùa Tiêu Sơn có tượng bó cốt của một vị Thiền sư, đó là Thiền sư Thích Như Trí. Sau khi mãn duyên độ sinh, ngài nhập thất kiết già và để lại nhục thân bất hoại hay còn gọi là toàn thân xá lợi cho đời sau. Đây được xem là 1 trong 4 pho tượng độc đáo nhất Việt Nam được làm theo hình thức: Thiền Táng hay còn gọi là Tượng Táng.

Văn hoá - Tìm hiểu ngôi chùa kỳ lạ không hòm công đức, không cúng vàng mã (Hình 8).

Hiện nay, trên đỉnh núi Tiêu của chùa có đặt tôn tượng của nhà sư Vạn Hạnh, hướng về kinh thành Thăng Long - Hà Nội. Ngài ngồi tọa trên lưng hổ và có linh hầu đứng chầu bên cạnh.

Văn hoá - Tìm hiểu ngôi chùa kỳ lạ không hòm công đức, không cúng vàng mã (Hình 9).

Ngay cổng chùa, tượng Quan Âm được xây dựng giữa dòng sông Tiêu Tương.

Văn hoá - Tìm hiểu ngôi chùa kỳ lạ không hòm công đức, không cúng vàng mã (Hình 10).

Bài thơ về chùa Tiêu

Văn hoá - Tìm hiểu ngôi chùa kỳ lạ không hòm công đức, không cúng vàng mã (Hình 11).

Đường chính dẫn lên chùa.

Văn hoá - Tìm hiểu ngôi chùa kỳ lạ không hòm công đức, không cúng vàng mã (Hình 12).

Cổng cũ chùa Tiêu, hiện đã không sử dụng làm lối đi chính.

Văn hoá - Tìm hiểu ngôi chùa kỳ lạ không hòm công đức, không cúng vàng mã (Hình 13).

Tháp để cốt của chúng sinh.

Phật tử và du khách thập phương về đây chiêm bái không chỉ được tìm hiểu về không gian lịch sử, trung tâm của Phật Giáo cổ xưa mà còn thấy tâm hồn an yên, thư thái lạ kỳ. 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.