Theo Aawsat, Iran đang trong cuộc chạy đua với thời gian để có được hệ thống radar tiên tiến do Nga sản xuất nhằm mục tiêu chống lại máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ.
Gần đây, Nga và Trung Quốc đã phản đối nỗ lực của Mỹ trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UNSC) nhằm gia hạn lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran.
Mỹ lập luận rằng, họ có thể kích hoạt quá trình gia hạn này dựa theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an năm 2015 về theo thỏa thuận hạt nhân mà theo đó Washington là một bên tham gia.
13 thành viên hội đồng đã bày tỏ sự phản đối khi cho rằng, động thái của Washington là vô hiệu lực vì đang áp dụng một quy trình dựa theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và các cường quốc, vốn đã bị hủy bỏ hai năm trước.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Amir Hatami cho biết, các cuộc đàm phán của nước này với Nga sẽ chủ yếu tập trung vào hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ quân sự tiên tiến.
Các nguồn tin Nga gần đây tiết lộ, một hệ thống radar Rezonans-NE do Nga sản xuất mà Iran mua nhằm xác định và theo dõi máy bay tàng hình, máy chiến đấu F-35 của Mỹ ở gần biên giới nước này trong bối cảnh căng thẳng gia tăng hồi đầu năm 2020 sau cái chết của Tướng Iran Qassem Soleimani.
Hãng tin TASS dẫn lời Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu Rezonans Alexander Stuchilin, radar Rezonans-NE đã làm nhiệm vụ chiến đấu 24/24 ở Iran trong nhiều năm.
“Thông tin từ radar cho thấy lộ trình của các chuyến bay F-35 rõ ràng, chính xác và do đó cho thấy radar này đang theo dõi các máy bay một cách đáng tin cậy. Vì lý do này, đối thủ không dám thực hiện bất kỳ hành động nguy hiểm nào để gây ra một cuộc chiến tranh lớn”, ông Stuchilin phát biểu bên lề diễn đàn quân sự-kỹ thuật quốc tế Army-2020.
Tuy nhiên, tuyên bố của quan chức Nga mâu thuẫn với những nghi ngờ về khả năng kiểm soát hệ thống radar của lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC).
Trước đó, có thông tin cho rằng, việc máy bay chở khách dân sự bị bắn nhầm trong cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo vào các căn cứ của quân đội Mỹ ở Iraq xuất phát từ lỗi của radar.
Trong cuộc họp báo đầu tiên sau vụ việc, Amir Ali Hajizadeh, chỉ huy Lực lượng Hàng không Vũ trụ IRGC, cho biết các hệ thống phòng không của đất nước ông đã được đặt ở “mức độ sẵn sàng cao nhất” và cảnh báo về một cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình có thể xảy ra trước khi máy bay rơi.
Việc quan chức Nga bảo vệ tính hiệu quả của các hệ thống radar ở Iran dường như nhằm mục đích thu hút các quốc gia khác mua hệ thống vũ khí của Nga, vốn đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với hệ thống Patriot.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 3/1 khẳng định, cuộc không kích giết chết Tướng tình báo cấp cao Iran Qasem Soleimani là hành động nhằm "ngăn chặn chiến tranh, chứ không phải khởi động cuộc chiến".
Tuy nhiên, cái chết của Soleimani, tư lệnh khét tiếng của lực lượng đặc nhiệm al-Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), được giới quan sát lo ngại sẽ là ngòi nổ cho một cuộc xung đột vũ trang giữa Mỹ và Iran. Ông Soleimani được cho là nhân vật quyền lực thứ hai ở Iran chỉ sau Đại giáo chủ Ali Khamenei. Giới lãnh đạo Iran đồng loạt tuyên bố sẽ trả thù Mỹ.
Ông Trump vào năm 2017 đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA), kết thúc giai đoạn 3 năm ngắn ngủi yên ấm giữa Washington và Tehran mà thời tổng thống Barack Obama đã nỗ lực ký kết JCPOA (2013 - 2016).
Mỹ đang đứng trước khả năng mở ra một giai đoạn mới trong quá khứ dài xung đột giữa Iran và Mỹ.