Mới đây, một nhóm nhà nghiên cứu đã phát hiện các tế bào não còn nguyên vẹn của chàng trai trẻ tuổi chết cách đây gần 2.000 năm trong vụ phun trào núi lửa vào năm 79 SCN, điều đặc biệt chúng là những mảnh thủy tinh đen!
Đây là hệ quả của quá trình làm nóng đột ngột, trước khi dung nhan kịp vùi lấp, chàng trai 20 tuổi đã phải hứng chịu một làn sóng nhiệt kinh khủng khiến nhiệt độ nhanh chóng tăng lên 520 độ C. Vụ nổ đã gây ra nhiệt độ cực cao khiến hộp sọ của các nạn nhân phát nổ, máu của họ sôi lên và cơ bắp, thịt, não của họ biến thành tro.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng kính hiển vi điện tử cùng các công cụ hình ảnh tiên tiến để xem cấu trúc tế bào thần kinh cổ đại để khẳng định phát hiện của mình.
"Việc phát hiện ra mô não trong hài cốt người cổ đại là một sự kiện bất thường, nhưng điều cực kỳ hiếm là sự bảo tồn toàn vẹn cấu trúc tế bào thần kinh của hệ thần kinh trung ương 2.000 năm trước", nhà nhân chủng học pháp y Pier Paolo Petrone cho biết.
Thành phố Pompeii của La Mã đã bị tàn phá sau vụ phun trào của núi lửa Vesuvius vào năm 79 SCN. Pompeii nhanh chóng bị tro núi lửa vùi lấp, giết chết khoảng 2.000 cư dân của thành phố.
Ở thị trấn ma Herculaneum cũng như thành phố Pompeii và nhiều thị trấn lân cận, nhiều người được tìm thấy trong nhiều cách chết kỳ dị, trong đó gây thương cảm nhất vẫn là những người còn nguyên tư thế đang ngủ, đang làm việc, đang ôm nhau…khi tro bụi núi lửa bất ngờ ập xuống và khiến họ "hóa đá".
Cho đến thời điểm hiện tại, tàn tích Pompeii đã mang đến cho các nhà nghiên cứu cái nhìn sâu sắc về cuộc sống như thế nào trước khi núi lửa Vesuvius phun trào xóa sổ toàn bộ thành phố.
Nguyên Anh (Nguồn Acient Origins)