Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, vào 4h sáng nay 29/8, bão số 4 Podul đã trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa, cách đất liền các tỉnh Quảng Trị-Quảng Ngãi khoảng 480km, cách đất liền các tỉnh Nghệ An-Quảng Bình khoảng 680km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11.
Cũng theo cơ quan dự báo khí tượng của Việt Nam, khoảng sáng mai (28/8), bão Podul sẽ vào khu vực biển Đông và trở thành cơn bão số 4 trên vùng biển này từ đầu năm đến nay.
Trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12.
Trong 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km tiến sát Nghệ An đến Quảng Bình với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và gây mưa lớn trên diện rộng.
Dự báo đến 16h chiều 30/8, tâm bão trên đất liền khu vực Trung Lào với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Do ảnh hưởng của bão số 4, các tỉnh Thanh Hóa đến Quảng Trị từ sáng sớm ngày 30/8 có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8-9, giật cấp 10-11.
Đến ngày 2/9 ở Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to. Các tỉnh và thành phố khu vực Bắc bộ có khả năng cao đón ngày nghỉ lễ trong những ngày ngập lụt.
Do mưa lớn, dự báo trên các sông suối trên lưu vực sông Hồng- Thái Bình, sông Hoàng Long, các sông từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 3-7m có khả năng đạt mức báo động 1-2.
Cảnh báo guy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng các tỉnh vùng núi Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, đặc biệt là Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái.
Trước diễn biến của cơn bão Podul đang đi vào biển Đông và hướng vào bờ biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình.
Hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ra công điện các sở ngành, địa phương, công ty thủy lợi chủ động đối phó với cơn bão Podul (cơn bão số 4) và mưa lớn trên diện rộng.
Trước đó, vào hồi đầu tháng 8, cơn bão số 3 mang tên Wipha đã gây ra hậu quả nặng nề cho người dân ở các tỉnh duyên hải miền Trung và Bắc Trung Bộ. Trong đó, Thanh Hoá là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do bão.
Tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa có mưa lớn kèm theo lốc xoáy khiến 1 người dân bị núi lở đè chết, 32 nhà bị sập đổ, cuốn trôi, 50 nhà bị thiệt hại rất nặng, 176 nhà bị thiệt hại một phần, 05 điểm trường tại Thanh Hóa bị ảnh hưởng.
Trong thời gian gần đây, các cơn bão xuất hiện ngày một nhiều với tần suất lớn và nguy hiểm.
Biến đổi khí hậu đang khiến cho lượng mưa trong các cơn bão tăng lên và cùng với sự ấm lên toàn cầu, các cơn bão cũng mang theo nhiều mưa và gió hơn.
Minh Anh