Lin Zhong, giáo sư về Kỹ thuật điện và Máy tính tại đại học Rice đã đưa ra câu trả lời cho thắc mắc này của nhiều người. Theo đó, xung quanh chúng ta tín hiệu điện thoại gần như đồng nhất và chỉ với chiều dài cánh tay chúng ta thì việc di chuyển đến nơi có sóng điện thoại tốt hơn là không đủ.
Sóng điện thoại không phải giống như ánh đèn từ trên cao chiếu xuống, mà từ cột phát sóng lan tỏa ra xung quanh, do đó gần như đồng nhất với môi trường. Vì thế, dù bạn có giơ điện thoại lên cao hoặc quay quay nó trên đầu thì sự thay đổi của tác động sóng là rất nhỏ.
Và tùy vào nơi bạn đang đứng mà hành động di chuyển điện thoại sẽ đem lại những kết quả khác nhau. Chẳng hạn bạn đang đứng trong một đám đông (sân vận động, khán phòng lớn,…) thì việc bạn di chuyển xa khỏi đám đông cỡ vài mét hoặc giơ điện thoại lên cao hầu như không giúp được gì.
Nhưng giả sử bạn đang đứng trong văn phòng hoặc khu vực có nhiều tòa nhà thì việc di chuyển này lại có thể khiến điện thoại bắt sóng tốt hơn vì các tòa nhà cao tầng có thể chắn sóng điện thoại. Do đó, di chuyển điện thoại có thể giúp ích trong trường hợp này.
Ở các khu vực như tầng hầm hay thang máy, sóng điện thoại thường rất yếu và không đồng nhất với môi trường. Vì vậy, bạn nên ra khỏi khu vực này để sóng di động có thể tìm thấy con đường đến với điện thoại của bạn. Tóm lại là hành động giơ điện thoại lên cao không giúp cải thiện tín hiệu điện thoại của bạn.
Và thay vì đứng một chỗ và giơ điện thoại lên cao để cố gắng bắt sóng tốt hơn, bạn nên di chuyển sang nơi khác nếu vị trí mình đang đứng khiến điện thoại của bạn bị mất tín hiệu, sóng yếu, cuộc gọi chập chờn,…