Tin mới nhất vụ sốc phản vệ khi chạy thận nhân tạo, 7 người tử vong

Tin mới nhất vụ sốc phản vệ khi chạy thận nhân tạo, 7 người tử vong

Nguyễn Thị Huệ

Nguyễn Thị Huệ

Thứ 3, 30/05/2017 05:45

Tính tới thời điểm 23h ngày 29/5 đã có 7 bệnh nhân tử vong do sốc phản vệ trong quá trình chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Liên quan tới sự việc 18 bệnh nhân bị sốc phản vệ trong quá trình lọc thận nhân tạo tại khoa Thận nhân tạo (bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình), Ths. Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai cho biết: Trong 2 ca nặng đang được cấp cứu tại khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, 1 nạn nhân 60 tuổi đã tử vong vào khoảng 23h ngày 29/5.

Như vậy, hiện tại, số ca tử vong trong sự việc này đã lên tới 7 người. 

Xã hội - Tin mới nhất vụ sốc phản vệ khi chạy thận nhân tạo, 7 người tử vong

Các bệnh nhân được chuyển xuống bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục điều trị, theo dõi.

Trong lúc các bệnh nhân chờ xe cấp cứu của bệnh viện tới để chuyên chở xuống bệnh viện Bạch Mai, phóng viên đã lắng nghe chia sẻ của một trong số họ về giây phút "định mệnh" trong lúc chạy thận ấy. 

Bà Bùi Thị Vân (54 tuổi, huyện Lạc Sơn, Hòa Bình) một tuần đi chạy thận 2 lần tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Nhà cách bệnh viện khoảng 80km, ca chạy thận vào buổi sáng nên bà Vân phải tới bệnh viện từ chiều hôm trước, sau đó thuê trọ.

"Khi đang lọc máu tôi thấy ngứa tai, ngứa lưỡi, ngứa toàn thân rồi nôn thốc nôn tháo và không biết gì nữa. Giờ tôi chỉ biết trông chờ vào bác sĩ, bác sĩ cho đi đâu thì tôi đi đó", bà Vân tâm sự.

Về góc độ chuyên môn, TS. Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Thận nhân tạo (bệnh viện Bạch Mai), người đang trực tiếp có mặt tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình để hội chẩn và cứu chữa bệnh nhân cho biết, đây là sự cố y khoa chưa từng gặp từ trước đến nay. Chính vì là sự cố hi hữu nên việc đánh giá nguyên nhân theo TS. Dũng là không hề đơn giản.

“Việc tìm nguyên nhân xảy ra cũng phải làm cấp bách như việc cấp cứu người bệnh. Phải tìm ra nguyên nhân mới rút được kinh nghiệm sâu sắc. Đây là bài học rất đau xót đối với chúng tôi, những bác sĩ làm về chuyên ngành này (chuyên ngành thận nhân tạo - PV)”, TS. Dũng nói.

TS. Dũng cũng cho rằng, sau sự việc này, các bệnh viện có đơn vị thận lọc máu cần phải thắt chặt, kiểm soát chặt chẽ quy trình. Các bệnh viện tuyến trên cần chuyển giao kỹ thuật, nâng cao trình độ của các bác sĩ để không xảy ra những trường hợp tương tự.

Về công tác chỉ đạo cấp cứu người bệnh, TS. Dũng cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin, trực tiếp TS. Dũng đã hội chẩn với bệnh viện tỉnh để cứu người bệnh. “Đến khi nhận được thông tin tình hình diễn biến xấu, chúng tôi đã cử đoàn công tác lập tức lên đường hỗ trợ bệnh viện. Đồng thời chỉ đạo phải bằng mọi giá cứu chữa bệnh nhân”, TS. Dũng nói.

Về phía bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, ngay sau khi xảy ra sự cố hi hữu, các y, bác sĩ của bệnh viện đã nhanh chóng hỗ trợ khoa Thận nhân tạo khắc phục sự cố, cấp cứu cho bệnh nhân.

Theo TS. Trương Qúy Dương – Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, sự cố xảy ra không chỉ là mất mát đối với gia đình người bệnh, mà ngay cả các bác sĩ cũng vô cùng đau xót.

“Sau Khi xảy ra sự việc, nhiều bác sĩ, điều dưỡng tại khoa đã khóc, vì các bệnh nhân này đều có thời gian dài chạy thận ở khoa, gắn bó như người nhà của các y, bác sĩ”, TS. Dương cho hay.

Nguyễn Huệ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.