Bé gái lớp 1 bị hiếp dâm, sát hại dã man
Theo thông tin ban đầu từ gia đình nạn nhân, trưa cùng ngày sau khi đi học về và ăn cơm, Y. cùng một bé gái hàng xóm dắt tay nhau đi chơi.
Sau nhiều giờ, thấy bé Y. đi chơi quá lâu nên người thân đi tìm nhưng không thấy dấu vết. Lúc này gia đình lo sợ đã cùng hàng xóm lùng sục khắp nơi thì rụng rời khi phát hiện cháu Y. nằm chết trong nghĩa địa giữa rừng cao su ở ấp 4, xã Thới Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Hiện trường nơi phát hiện cái chết thương tâm của bé gái 7 tuổi.
Tại hiện trường, nhiều dấu vết cho thấy cháu bé đã bị kẻ thủ ác xâm hại thân thể trước khi ra tay bóp cổ sát hại, rồi lấy bộ quần áo của bé phủ lên cơ thể.
Theo nguồn tin thu thập từ các nhân chứng về thời điểm trước khi phát hiện vụ việc, họ nhìn thấy ông B. (ở trọ gần hiện trường) đã nắm tay dẫn cháu Y. đi dọc theo lô cao su đi về hướng khu nghĩa địa vắng người qua lại. Ngay sau đó cơ quan CSĐT đã đến nơi ở của nghi phạm này và bắt giữ khẩn cấp để điều tra làm rõ. (Nguồn Kiến thức)
Va quyệt xe máy, cả nhóm thanh niên đánh chết cụ già
Vụ việc trên xảy ra vào khoảng 13h30 ngày 27/11 tại xóm Thành Sơn, xã Tây Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An. Nguyễn Văn Hành (SN 1986) và Phan Tất Thiết (1992) cùng trú tại xã Quang Thành (Yên Thành, Nghệ An) khi đó đã ngà ngà hơi men. Khi đến địa điểm trên, hai đối tượng xảy ra va chạm với ông Mai Văn Dung (SN 1945, trú tại xóm Thành Sơn, xã Tây Thành).
Hai đối tượng Hành và Thiết tại CQĐT.
Hai bên xảy ra cãi vã, sau đó, Hành và Thiết đã gọi điện rủ Nguyễn Văn Kỳ (1990) và Nguyễn Văn Thắng (1987) mang hùng khí đến đánh ông Dung. Nạn nhân bị chết trên đường đi cấp cứu. Sau khi gây án cả 4 đối tượng trên đã bỏ trốn khỏi hiện trường. Đến chiều cùng ngày, Nguyễn Văn Hành và Phan Tất Thiết đã ra đầu thú. Riêng hai đối tượng còn lại vẫn đang bỏ trốn. (Nguồn Giáo dục Việt Nam)
Người vạch trần vụ sữa nhiễm melamine bị giết
Theo các bác sĩ ở Bệnh viện Đại học Giao thông Tây An, trên người ông Tưởng Vệ Tỏa xuất hiện nhiều vết chém sâu, đặc biệt não bộ và phần ngực bị chấn thương nghiêm trọng. Khi được đưa đến bệnh viện hôm 2/11, ông Tưởng bị hôn mê sâu và qua đời hôm 14/11.
Báo Đô Thị Nam Phương cho biết cảnh sát Tây An đã bắt giữ sáu trong chín người tình nghi, trong đó có bà Dương Bình - vợ ông Tưởng. Theo lời khai của bà Dương, ông Tưởng là một người thường xuyên đánh đập vợ. Ngày 1/11, trong lúc cãi vã bà đã lỡ tay dùng dao đâm trọng thương chồng.
Ông Tưởng Vệ Tỏa tại trang trại của mình - Ảnh: Sohu.com
Tuy nhiên, lời khai của bà Dương vẫn khiến dư luận và nhân viên dưới quyền ông Tưởng không khỏi hoài nghi. Báo Tin Tức Vân Nam cho biết ông Tưởng là một người đàn ông trung niên, tính tình ôn hòa, khiêm tốn, không tỏ vẻ ta đây và chẳng khi nào lên giọng ông chủ. Còn theo nữ nhân viên Hàng Yến, bà Dương không phải là người xấu, chỉ có điều bà thường xuyên bị ám ảnh, luôn cảm thấy những người xung quanh không an toàn, bà chịu nhiều áp lực và rất dễ xúc động.
Sau vụ sữa nhiễm độc melamine khiến nhiều trẻ em Trung Quốc thiệt mạng vào năm 2008, ông Tưởng Vệ Tỏa được trao danh hiệu “người đầu tiên chống sữa giả ở Trung Quốc”. Từ đó, ông kinh doanh phát đạt nhưng cũng nhận được không ít lời đe dọa ám sát. (Nguồn Tuổi Trẻ)
Trung Quốc phân bua về hộ chiếu 'đường lưỡi bò'
Tại cuộc họp báo định kỳ hôm 28/11, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã tìm cách giảm nhẹ ý nghĩa của bản đồ gây tranh cãi trên hộ chiếu.
"Hình ảnh trên hộ chiếu không nên bị diễn giải quá lên", ông nói. "Trung Quốc sẵn sàng duy trì liên lạc với các nước liên quan và thúc đẩy trao đổi hòa bình giữa nhân dân Trung Quốc và thế giới".
Mẫu hộ chiếu mới của Trung Quốc có in đường 9 đoạn phi lý mà họ đòi hỏi trên Biển Đông. Ảnh: People's Daily
Ông Hồng Lỗi nhấn mạnh rằng "vấn đề về bản đồ trên hộ chiếu mới của Trung Quốc không nên bị săm soi". "Mục đích của họ chiếu điện tử mới chỉ là tăng cường về tiện ích về công nghệ và giúp các công dân Trung Quốc thuận tiện hơn khi xuất nhập cảnh một quốc gia".
Theo các chuyên gia và giới chức khu vực, cuộc tranh cãi về bản đồ mới không thể gây ra thiệt hại gì to lớn đến quan hệ giữa Trung Quốc và các láng giềng châu Á. Tuy nhiên, động thái này cho thấy những căng thẳng bắt nguồn từ sự trỗi dậy cả về kinh tế lẫn quân sự của Trung Quốc, cũng như thái độ ngày càng quyết liệt của nước này với các quốc gia có cùng tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. (Nguồn VnExpress)
Thiên Yết