Tin tức Đời sống 13/11: Ngủ kiểu này tăng gấp 3 lần nguy cơ đột quỵ

Tin tức Đời sống 13/11: Ngủ kiểu này tăng gấp 3 lần nguy cơ đột quỵ

Thứ 4, 13/11/2024 12:39

Cập nhật tin tức đời sống ngày 13/11: Ngủ kiểu này tăng gấp 3 lần nguy cơ đột quỵ; Dấu hiệu trẻ bị viêm não...

Ngủ kiểu này tăng gấp ba lần nguy cơ đột quỵ

Vào tháng 4 năm 2023, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí "Thần kinh học" cho thấy nhiều kiểu rối loạn giấc ngủ khác nhau có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ví dụ: ngủ không đủ giấc (dưới 5 giờ/đêm), hội chứng ngưng thở khi ngủ,...

Ngủ quá nhiều (trên 9 tiếng) đứng trong top 3 triệu chứng rối loạn giấc ngủ sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ, tăng lần lượt 215%, 187% và 167%.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm có nguy cơ bị đột quỵ cấp tính cao gấp 3,15 lần so với khuyến nghị ngủ 7 giờ mỗi đêm.

So với khuyến nghị nên ngủ 7 tiếng mỗi đêm, nguy cơ đột quỵ cấp tính cao hơn 2,67 lần đối với những người ngủ nhiều hơn 9 tiếng vào ban đêm.

Giấc ngủ ngắn hay còn gọi là giấc ngủ ban ngày có liên quan đến đột quỵ cấp tính. Cụ thể, giấc ngủ ban ngày nhiều hơn 1 giờ và không có kế hoạch làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ.

Ví dụ, nếu một ngày bạn đột nhiên muốn chợp mắt vào lúc 2-3 giờ chiều nhưng khi thức dậy thì trời đã tối thì đây là một "kiểu ngủ trưa tồi tệ".

Dưới ảnh hưởng kép của việc ngủ hơn một giờ và ngủ không có kế hoạch sẽ gây tổn hại nặng nề đến mạch máu não, nguy cơ đột quỵ cấp tính sẽ tăng 146%.

Ngoài ra còn có các yếu tố liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ cấp tính, chẳng hạn như ngáy, có nguy cơ đột quỵ cao hơn 1,91 lần và ngưng thở khi ngủ, có nguy cơ đột quỵ cao hơn 2,87 lần.

Theo giới chuyên gia, ngủ 7-8 tiếng là tốt nhất. Giấc ngủ là một quá trình sửa chữa của cơ thể con người, có thể phục hồi tinh thần và giảm bớt mệt mỏi.

Tuy nhiên, ngủ quá ít hoặc ngủ quá nhiều đều là những "kẻ giết não". Tốt nhất bạn nên kiểm soát thời gian ngủ vào ban đêm ở mức 7-8 tiếng.

Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Nhân dân tỉnh Quảng Đông công bố trên Tạp chí Tim mạch Dự phòng châu Âu vào tháng 3 năm 2023 cho thấy ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm có nguy cơ sức khỏe thấp nhất.

Thời gian ngủ quá ngắn (ít hơn 5 giờ/ngày) hoặc quá dài (hơn 8 giờ/ngày) có liên quan đến nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân và tử vong do bệnh tim mạch cao hơn.

Dấu hiệu trẻ bị viêm não

Theo điều dưỡng trưởng Bùi Thị Huệ, khoa Bệnh nhiệt đới - Tiêu hóa nhi, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh, viêm não là tình trạng siêu vi trùng hoặc vi trùng tấn công trực tiếp vào não bộ khiến cơ quan này bị tổn thương, ảnh hưởng toàn bộ chức năng hoạt động và tư duy của cơ thể.

Các bệnh viêm não được phân biệt và có tên gọi riêng theo nguyên nhân gây bệnh như viêm não Nhật Bản, viêm não do siêu vi trùng đường ruột…

Viêm não là bệnh lý rất nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng nề hoặc không qua khỏi nếu không được điều trị kịp thời.

Tin tức Đời sống 13/11: Ngủ kiểu này tăng gấp 3 lần nguy cơ đột quỵ- Ảnh 1.

Viêm não là bệnh lý rất nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ (ảnh minh họa).

Viêm não giai đoạn khởi phát:

- Sốt liên tục nhiều ngày, sốt cao 39-40 độ C.

- Nhức đầu, cứng cổ.

- Trẻ mệt mỏi, tay chân chậm chạp, bỏ ăn, người không có sức.

- Buồn nôn hoặc nôn ói.

Ngoài ra, trẻ có thể thêm một số triệu chứng như tiêu chảy hoặc táo bón; ho, sổ mũi; phát ban mẩn đỏ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân…

Ở giai đoạn khởi phát viêm não, trẻ sốt cao liên tục nhiều ngày và mệt mỏi.

Ở giai đoạn này, trẻ có thêm một số biểu hiện do não bộ bị tổn thương, làm ảnh hưởng đến quá trình điều hòa vận động và tư duy của cơ thể:

- Chân tay cử động khó, tê liệt chân tay hoặc liệt nửa người.

- Khó thở.

- Trẻ sốt li bì, người lơ mơ, hôn mê.

- Trẻ bị ảo giác, nghe không rõ.

- Trẻ bị co giật.

Viêm não Nhật Bản là một trong số các bệnh viêm não phổ biến và nguy hiểm hiện nay. Dấu hiệu viêm não Nhật Bản ở trẻ nhỏ thường khó phát hiện hơn ở người lớn. Ngoài các biểu hiện cơ bản của viêm não kể trên, trẻ dưới 12 tháng bị viêm não Nhật Bản có dấu hiệu thóp phồng, trẻ khóc không thể dỗ nín, đặc biệt khóc to hơn khi được bế lên.

Nếu nghi ngờ bị bệnh, gia đình cần nhanh chóng đưa người bệnh đến trạm y tế gần nhất để điều trị. Đối với những người tiếp xúc gần với người bệnh, cần được theo dõi và dùng kháng sinh dự phòng bằng đường uống.

Người nuôi chó mèo có cần đi xét nghiệm để phát hiện sán chó?

Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Trọng Hợp, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Trưng Vương (TP.HCM)

Xét nghiệm kháng thể kháng giun đũa chó mèo Toxocara, thể hiện tình trạng của cơ thể từng tiếp xúc với giun đũa chó mèo. Việc tiếp xúc này có thể đã rất lâu trước đó và nay không còn nữa, nhưng kháng thể vẫn còn rất lâu (thường là nồng độ kháng thể sẽ xuống thấp).

Ngoài ra, như tất cả xét nghiệm kháng thể khác, kết quả có thể dương giả do phản ứng chéo với các loại kháng nguyên khác. Như vậy, việc chẩn đoán nhiễm giun đũa chó mèo thường phải được kết hợp với các yếu tố như tăng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi, có triệu chứng lâm sàng hoặc hình ảnh cho thấy nghi ngờ giun di chuyển trong các cơ quan, nội tạng và có liên quan đến dịch tễ tiếp xúc chó mèo (nhất là chó con dưới 6 tháng)

Những người hay bị dị ứng da và nhà có nuôi chó mèo không nhất thiết phải làm xét nghiệm ký sinh trùng. Các bệnh dị ứng ngoài da có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên tập trung vào khả năng do cơ thể phản ứng với các kháng nguyên lạ mà cơ thể chúng ta bị tiếp xúc.

Tôi hay bị nổi dị ứng da và có xét nghiệm máu dương tính với sán chó, tôi có nhiễm sán chó không ?

Theo bác sĩ chuyên khoa II Bùi Trọng Hợp, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Trưng Vương (TP.HCM), xét nghiệm kháng thể kháng giun đũa chó mèo Toxocara, thể hiện tình trạng của cơ thể từng tiếp xúc với giun đũa chó mèo. Việc tiếp xúc này có thể đã rất lâu trước đó và nay không còn nữa, nhưng kháng thể vẫn còn rất lâu (thường là nồng độ kháng thể sẽ xuống thấp).

Ngoài ra, như tất cả xét nghiệm kháng thể khác, kết quả có thể dương giả do phản ứng chéo với các loại kháng nguyên khác. Như vậy, việc chẩn đoán nhiễm giun đũa chó mèo thường phải được kết hợp với các yếu tố như tăng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi, có triệu chứng lâm sàng hoặc hình ảnh cho thấy nghi ngờ giun di chuyển trong các cơ quan, nội tạng và có liên quan đến dịch tễ tiếp xúc chó mèo (nhất là chó con dưới 6 tháng)

Những người hay bị dị ứng da và nhà có nuôi chó mèo không nhất thiết phải làm xét nghiệm ký sinh trùng. Các bệnh dị ứng ngoài da có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên tập trung vào khả năng do cơ thể phản ứng với các kháng nguyên lạ mà cơ thể chúng ta bị tiếp xúc.

Các kháng nguyên này có thể qua đường ăn uống như hải sản, thịt bò, bia rượu… hoặc thuốc mà chúng ta dung để trị bệnh. Ngoài ra, nó còn có thể qua tiếp xúc như lông chó mèo, bụi nhà, phấn hoa… Mỗi bệnh nhân dị ứng với từng loại kháng nguyên riêng biệt, nên cần lưu ý tránh tiếp xúc các kháng nguyên này phát hiện ra kháng nguyên mà mình bị dị ứng.

Như vậy, khi có các triệu chứng dị ứng da, bệnh nhân cần được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa da liễu hoặc dị ứng. Khi các chuyên khoa này nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng, thì sẽ được giới thiệu bệnh nhân đến khám tại các bác sĩ truyền nhiễm để được khảo sát. Người dân không nên tự đi làm xét nghiệm và hoang mang khi nhận kết quả kháng thể kháng ký sinh trùng.

T.M (tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.