Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
BS Lê Phong, Bệnh viện An Việt cho biết, khi thừa cân, béo phì kèm theo gai đen ở vùng nếp gấp da, trẻ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao gấp từ 5 - 8 lần so với những trẻ thừa cân, béo phì nhưng không có hiện tượng này. Đây là nguy cơ nên vẫn có thể áp dụng các biện pháp can thiệp, ngăn chặn tiến triển thành bệnh đái tháo đường, do đó các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng.
Bệnh gai đen này thường xuất hiện ở trẻ trong độ tuổi từ 8-15, và thường tưởng nhầm những đám da đen do trẻ vệ sinh kém. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, bệnh có thể chuyển thành đái tháo đường thực sự - căn bệnh mạn tính với rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay, việc điều trị bệnh gai đen còn gặp rất nhiều khó khăn và chưa có công thức cụ thể. Các biện pháp can thiệp, điều trị kết hợp nhiều liệu pháp khác nhau bao gồm tâm lý, dinh dưỡng và nội tiết.
Đầu tiên cần cho trẻ giảm cân cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng. Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng cần dựa trên từng cá thể, là trẻ nam hay nữ, lứa tuổi bao nhiêu, hoạt động thể lực thế nào… để tính toán giúp cho trẻ được cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng mỗi ngày nhưng vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu giảm cân.
Cha mẹ cần kiên trì cho con thực hiện dài lâu. Khi trẻ đã kiểm soát được cân nặng và hết triệu chứng gai đen trên da thì khi trưởng thành, trẻ vẫn cần tiếp tục thực hiện chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học, hợp lý duy trì cân nặng phù hợp.
Ăn thực phẩm chứa chất nhũ hóa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Bệnh tiểu đường và Nội tiết Lancet Pháp, việc tiêu thụ thực phẩm đóng gói có chất nhũ hóa phụ gia thực phẩm đang âm thầm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Chất nhũ hóa là chất phụ gia giúp ổn định sản phẩm và thường được sử dụng cho các thực phẩm chế biến sẵn như bánh ngọt, bánh quy, sữa chua, kem, sôcôla để tăng vẻ ngoài và kéo dài thời hạn sử dụng.
Các nhà nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu đoàn hệ tương lai NutriNet-Santé của Pháp với 104.139 người trưởng thành từ tháng 5 năm 2009 đến tháng 4 năm 2023. Những người này được đánh giá trong 24 giờ trong 3 ngày không liên tục và 6 tháng một lần sau đó để xác định nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Sau 6,8 năm theo dõi, 1.065 người tham gia được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Theo nghiên cứu, các chất nhũ hóa như mono-và diglyceride của axit béo, carrageenan, tinh bột biến tính, lecithin, phốt phát, cellulose, nướu và pectin có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu mối liên hệ giữa việc tiêu thụ chất nhũ hóa phụ gia thực phẩm trong chế độ ăn uống và sự khởi phát của bệnh tiểu đường loại 2. Các phát hiện này cho thấy mối liên quan giữa việc tiêu thụ thường xuyên một số chất phụ gia chất nhũ hóa và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Các kết quả chỉ ra mối liên hệ có thể có giữa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn và việc sử dụng lâu dài một số chất phụ gia chất nhũ hóa.
Vì vậy, nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, hãy bắt đầu áp dụng những gợi ý về chế độ ăn uống lành mạnh này để kiểm soát tình trạng bệnh của mình một cách phù hợp. Bạn có thể lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau, thực phẩm giàu protein như đậu xanh và đậu lăng, sữa thực vật như sữa hạnh nhân sẽ giúp bạn cảm thấy no hơn để hạn chế cơn đói.
• Giảm lượng muối ăn vì nó làm tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim và đột quỵ. Hơn nữa, nguy cơ phát triển các vấn đề về tim sẽ tăng gấp đôi nếu bạn mắc bệnh tiểu đường. Tránh xa thực phẩm đóng gói có hàm lượng muối cao.
• Tránh xa thịt chế biến sẵn. Bởi vì thịt chế biến ngay lập tức tác động đến lượng đường trong máu nên nó có liên quan trực tiếp đến bệnh tim. Hãy chọn hải sản vì nó giàu axit béo omega-3, có thể giúp ngăn ngừa các cơn đau tim về lâu dài.
• Cắt giảm lượng đường bằng cách chuyển sang những đồ uống lành mạnh hơn như nước dừa hoặc nước ép trái cây.
Đồng thời, hãy kết hợp tập thể dục thường xuyên để hỗ trợ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp kiểm soát lượng đường trong máu và biến thức ăn thành năng lượng mà cơ thể có thể sử dụng.
Bé trai nguy kịch vì căn bệnh quen thuộc
TS.BS Đào Hữu Nam, Trưởng khoa Điều trị tích cực, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết bé V.T. (12 tuổi, quê Điện Biên) được chuyển vào viện trong tình trạng sốt cao liên tục, nổi nốt phỏng và xuất huyết dưới da toàn thân.
Các bác sĩ phải sử dụng sử dụng thuốc kháng virus và thuốc Gama globulin (thuốc đặc biệt chỉ sử dụng trong trường hợp hội chẩn) và hỗ trợ hô hấp cho trẻ. Tuy nhiên, sức khỏe của bệnh nhi không cải thiện.
Tình trạng của trẻ nhanh chóng diễn tiến nặng, rơi vào tình trạng suy đa tạng, nhiễm trùng huyết, tổn thương não, xuất huyết dưới da, tiểu cầu giảm thấp… Em phải lọc máu, thở máy và nhiều lần cận kề cửa tử vì biến chứng thủy đậu.
Bé T. tiếp tục được cho sử dụng thuốc điều trị giảm tiểu cầu, truyền máu, thuốc kháng virus thế hệ mới. Sau 3 tháng điều trị, bệnh nhi dần hồi phục và được xuất viện.
Thủy đậu (hay trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính phổ biến ở trẻ em, thường có biểu hiện là các phát ban, mụn nước, phỏng rộp chứa đầy dịch mủ gây ngứa ngáy, khó chịu, diễn biến lành tính.
Tuy nhiên, ở người có suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, thủy đậu có thể tiến triển nặng dẫn đến các biến chứng nội tạng như viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn tới tử vong.
Theo ThS.BS Nguyễn Phương Thảo, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh khi mắc thủy đậu rất dễ gặp những biến chứng khó lường. Cha mẹ cần nhận biết biểu hiện bệnh sớm, theo dõi dấu hiệu trở nặng để đưa con đến cơ sở y tế điều trị kịp thời.
Để phòng bệnh, trẻ chưa mắc thủy đậu 1-12 tuổi, cần được tiêm một liều vaccine để có kháng thể với virus Herpes zoster gây bệnh; hạn chế tiếp xúc với người bệnh thủy đậu hoặc Zona.
Ngoài ra, trẻ cũng cần được vệ sinh cá nhân đầy đủ để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
T.M (tổng hợp)