17 hộ di dời để xây dựng sân bay Long Thành được bồi thường 70 tỷ đồng
Ngày 18/5, tại trụ sở UBND huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) đã diễn ra lễ chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng cho các hộ dân phải di dời trong dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Đồng thời, UBND huyện Long Thành cũng trao tặng bằng khen cho các đơn vị, tổ chức và cá nhân bàn giao mặt bằng sớm để phục vụ việc xây dựng sân bay đúng tiến độ như dự kiến đề ra.
Theo báo cáo để thực hiện dự án thì tổng diện tích đất thu hồi là hơn 5.300 ha, trong đó để thực hiện cảng hàng không là 5.000 ha còn hơn 364ha để thực hiện xây dựng 2 khu tái định cư.
Đợt đầu tiên sẽ có 17 hộ dân được nhận tiền chi trả tiền đền bù, hỗ trợ và đây chính là những hộ dân đã có đơn xin được nhận tiền đền bù, hỗ trợ sớm. Dự kiến ngoài đợt tiến hành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người dân vào hôm nay 18/5, thì sau đó UBND huyện Long Thành sẽ thực hiện tiếp 2 đợt chi trả cho người dân vùng dự án vào ngày 1 và 15/6 tới.
Xem chi tiết: 17 hộ di dời để xây dựng sân bay Long Thành được bồi thường 70 tỷ đồng
Mua bảo hiểm nào để không bị phạt khi CSGT kiểm tra, giá bao nhiêu tiền?
Từ ngày 15/5 đến 14/6, lực lượng CSGT toàn quốc sẽ ra quân tổng kiểm soát xử lý vi phạm bảo đảm trật tự an toàn giao thông - trật tự xã hội. Theo đó, lực lượng CSGT được quyền dừng các phương tiện, khám người, khám xe và kiểm tra nồng độ cồn mà không cần lý do.
Và trong đợt tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, đối với người đi xe máy, CSGT sẽ kiểm tra đủ 4 loại giấy tờ đối với người đi xe máy, gồm: Đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc và giấy tờ tuỳ thân. Đối với tài xế ô tô, CSGT sẽ kiểm tra 5 loại giấy tờ, gồm: Đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, giấy tờ tùy thân, chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường.
Chính vì vậy, những ngày gần đây, tại các điểm bán bảo hiểm xe máy, lượng khách đến mua hàng bỗng tăng đột biến.
Cùng với đó là những tranh cãi gay gắt trên mạng xã hội về chuyện bảo hiểm xe máy bởi nhiều người cho rằng gần như không bao giờ dùng đến, nhiều loại bảo hiểm được bán, mua loại nào đúng để không bị phạt khi CSGT kiểm tra? Mua ở đâu và bảo hiểm xe máy bao nhiêu tiền?
Xem chi tiết: Mua bảo hiểm nào để không bị phạt khi CSGT kiểm tra, giá bao nhiêu tiền?
Hộ cận nghèo Thanh Hóa ở biệt thự, đi ô tô: Ủy ban huyện vào cuộc xác minh, làm rõ
Ngày 17/5, ông Nguyễn Văn Bình – Phó Chủ tịch (phụ trách UBND huyện Yên Định) cho biết, ngay sau khi Người Đưa Tin Pháp Luật đăng tải thông tin phản ánh tại xã Yên Thọ có nhiều hộ cận nghèo nhưng ở biệt thự tiền tỷ, đi xe ô tô và có nhiều tài sản có giá trị nhưng vẫn có tên trong danh sách nhận tiền hỗ trợ Covid - 19, huyện đã giao đoàn công tác tiến hành kiểm tra, làm rõ.
“Huyện giao người về địa phương xác minh để có kết quả báo cáo thường trực huyện ủy, UBND huyện và thông tin trả lời báo chí. Dựa vào kết quả xác minh, đoàn công tác đang làm báo cáo” – ông Bình thông tin.
Xem chi tiết: Hộ cận nghèo Thanh Hóa ở biệt thự, đi ô tô: Ủy ban huyện vào cuộc xác minh, làm rõ
Kinh doanh xăng không rõ nguồn gốc, một công ty bị phạt hơn 172 triệu đồng
Ngày 18/5, nguồn tin của PV Người Đưa Tin Pháp Luật, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Trần Hoàng Tựu vừa ký quyết định xử phạt một doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh với số tiền hơn 172 triệu đồng do kinh doanh xăng không rõ nguồn gốc.
Cụ thể, ngày 27/4, Thanh tra sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Long đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với công ty TNHH MTV xăng dầu Giang Sơn Thới Hòa (có địa chỉ tại ấp Vĩnh Sơn, xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) do ông Võ Trường Giang làm giám đốc.
Công ty này bị lập biên bản do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (lô hàng xăng RON95-III, số lượng 3.000 lít đã bán hết, giá bán 19.120 đồng/lít, tổng giá trị hàng hóa vi phạm là 57.360.000 đồng, kết quả thử nghiệm có trị số Octan = 94,0).
Xem chi tiết: Kinh doanh xăng không rõ nguồn gốc, một công ty bị phạt hơn 172 triệu đồng
Bộ GTVT muốn tăng phí để "cứu" doanh nghiệp BOT: Sai thờ điểm, gây bức xúc
Mới đây, bộ GTVT vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp dự án BOT đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Lý do mà bộ GTVT đưa ra là từ đầu năm 2020, lưu lượng xe giảm mạnh do ảnh hưởng dịch Covid-19 và yêu cầu giãn cách xã hội. Đặc biệt, việc chưa được tăng phí theo lộ trình trong hợp đồng BOT khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi phải trả nợ ngân hàng. Các ngân hàng đã có ý kiến về nguy cơ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nhóm nợ với các khoản vay.
Dẫu biết rằng việc tăng giá phí BOT đường bộ theo lộ trình đã kí kết là điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng, việc lựa chọn thời điểm mà hoạt động vận tải chưa thể phục hồi do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 để đưa ra đề xuất tăng phí BOT của bộ GTVT liệu đã thực sự phù hợp?
Xem chi tiết: Bộ GTVT muốn tăng phí để "cứu" doanh nghiệp BOT: Sai thờ điểm, gây bức xúc
Hoàng Mai (tổng hợp)