Tình yêu và niềm tin tôn giáo

Tình yêu và niềm tin tôn giáo

Thứ 4, 07/08/2013 13:12

Đa số mọi người nghĩ rằng hôn nhân là kết quả của một tình yêu, một mối quan hệ đặc biệt, tình nguyện và hợp pháp của cả hai người. Tuy nhiên, hôn nhân giữa một người có tôn giáo và một người “không tôn giáo” thường thuận lợi hơn là hôn nhân giữa những người khác niềm tin tôn giáo.

Thực tế, với những người theo tôn giáo, không ai muốn mình là người yếu thế trong niềm tin, nên cả hai đều muốn chứng tỏ rằng đạo của mình là tốt. Đó cũng là điều hết sức bình thường trong tâm lý của một người được học và thực hành giáo lý tôn giáo. Nhưng không phải cái món mà mình ăn thấy ngon, thì người khác cũng phải thấy ngon giống như mình đã ăn. Vậy nên, trước khi có được sự hòa hợp, cả hai hãy sống đúng với những lời dạy về lòng từ bi, tình yêu thương nơi Phật hay Chúa của mình, đừng để sự áp đặt miễn cưỡng bên ngoài làm tổn thương đến tình yêu và lòng tự trọng của mỗi bên. Gia đình của hai bên cũng phải hiểu và tôn trọng điều đó ở con cái.

Thiền++ - Tình yêu và niềm tin tôn giáo

Đành rằng vừa có tình yêu chân thật, vừa có cùng một niềm tin tôn giáo sẽ thuận lợi hơn, nhưng đó không phải là điều kiện duy nhất để có được hạnh phúc. Hạnh phúc là quá trình chung sống, vun đắp, gìn giữ, trân trọng, vượt qua thử thách… của cả hai người. Bởi nếu niềm tin tôn giáo là điều kiện duy nhất quyết định hạnh phúc, thì tại sao ngay từ đầu người ta không chọn những người có cùng tôn giáo để yêu và kết hôn? Và nếu yếu tố khác niềm tôn giáo ở đây được xem là cản trở lớn nhất cho hạnh phúc, vậy tại sao họ phải yêu nhau, bất chấp việc biết rằng sẽ khó có hạnh phúc? Vậy họ tìm đến với nhau bằng tình yêu, tình dục, lợi dụng vật chất hay còn điều gì khác?

Nếu hiểu được rằng từ xưa đến nay, tình yêu thương con người luôn lớn hơn niềm tin tôn giáo, thì mỗi bên sẽ không để những áp đặt vô lý đó diễn ra. Chính vì những cặp hôn nhân khác đạo dùng niềm tin tôn giáo của mình để can thiệp quá sâu vào tình yêu, nên mới tạo ra hết mâu thuẫn này đến mâu thuẫn khác, dẫn đến có không ít lứa đôi phải từ bỏ tình yêu của mình, mang trong lòng những đau khổ, oán giận không dứt đối với phía ngăn cản, làm cho mâu thuẫn tôn giáo tăng lên… Ở đây, những chức sắc tôn giáo phải chịu một phần trách nhiệm. Sự ép buộc cải đạo bằng hôn nhân (hay tiền bạc, chức vụ, việc làm, du học…) có thể đến từ hai nguyên do xuất phát từ những quan niệm chỉ biết đạo mình là tốt, còn đạo khác là xấu; do lo sợ trước việc suy giảm tín đồ và sự kém hấp dẫn trong tôn giáo của mình.

Thích Thanh Thắng

Nguồn: Hương Pháp, tập 2

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.