Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng 'bắt bệnh' và 'trị bệnh' nền kinh tế

Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng 'bắt bệnh' và 'trị bệnh' nền kinh tế

Thứ 7, 29/07/2017 17:04

Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng vừa được thành lập chiều ngày 28/7 do TS.Vũ Viết Ngoạn làm chủ tịch đã có buổi làm việc đầu tiên với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Sáng 29/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lần đầu tiên làm việc với Tổ tư vấn kinh tế gồm nhiều chuyên gia là các giáo sư đang giảng dạy tại các trường đại học ở nước ngoài.

Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng vừa được thành lập vào chiều ngày 28/7 có 15 thành viên, do TS. Vũ Viết Ngoạn, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia làm Tổ trưởng.

Tài chính - Ngân hàng - Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng 'bắt bệnh' và 'trị bệnh' nền kinh tế

Buổi làm việc đầu tiên của Thủ tướng với Tổ tư vấn kinh tế (Ảnh: VPG)

Tại buổi làm việc sáng nay, bên cạnh nhận diện thể trạng, “bắt bệnh” của nền kinh tế, ý kiến các chuyên gia tập trung hiến kế để “trị bệnh”, tăng cường sức lực cho nền kinh tế.

Theo báo cáo tổng hợp các ý kiến, phân tích của Tổ tư vấn do TS Vũ Viết Ngoạn trình bày, động lực tăng trưởng thời gian tới không thể dựa vào tăng vốn vốn đầu tư khu vực Nhà nước và khai thác tài nguyên.

Muốn đưa kinh tế Việt Nam quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng trên 7% thì cần tập trung giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, đẩy nhanh tăng trưởng năng suất lao động, cải thiện bên cung để nâng sản lượng tiềm năng của nền kinh tế. Tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế phải chạy đua với thời gian.

Tài chính - Ngân hàng - Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng 'bắt bệnh' và 'trị bệnh' nền kinh tế (Hình 2).

TS.Vũ Viết Ngoạn - nguyên chủ tịch Uỷ ban giám sát tài chính Quốc gia làm Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng

“Nếu không có giải pháp hữu hiệu để hiện thực hóa chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, tạo sự chuyển động của cả bộ máy hành chính, sẽ không đạt được những mục tiêu kinh tế chủ yếu của Đại hội XII”, TS. Vũ Viết Ngoạn nói.

Ngoài các chính sách mang tính dài hạn, hệ thống chính sách trong ngắn hạn và trung hạn cần tính tới 2 nội dung cơ bản. Đó là trọng tâm của hệ thống chính sách là tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng hiệu quả khu vực kinh tế Nhà nước.

Cải cách mạnh mẽ khâu tổ chức thực hiện để hiện thực hóa kết quả chỉ đạo, điều hành của Chính phủ là yếu tố quyết định. Đổi mới phương thức vận hành, theo đó, bộ máy hành chính, hiện đang được lay chuyển bằng “lực kéo” của Thủ tướng thì nay cần chuyển động mạnh hơn bằng lực đẩy xã hội.

Hiểu Minh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.