Tọa đàm: "Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Giấy Bạc Việt Nam"

Tọa đàm: "Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Giấy Bạc Việt Nam"

Dương Thị Thu Nga

Dương Thị Thu Nga

Thứ 6, 04/12/2020 17:00

Sáng 4/12, tại tòa nhà Star Tower (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã diễn ra tọa đàm với chủ chủ đề “Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Giấy Bạc Việt Nam”.

Buổi giao lưu có sự tham gia của GS.TSKH Đỗ Long Vân - Nguyên Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam - con trai cụ Đỗ Đình Thiện (cụ Đỗ Đình Thiện - Người cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam); ông Dương Trung Quốc - Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam; họa sĩ Trần Tiến - Nguyên trưởng phòng Thiết kế Ngân hàng Nhà nước, họa sĩ Nguyễn Xuân Tăng - Nguyên phó phòng Thiết kế Ngân hàng Nhà nước…

Văn hoá - Tọa đàm: 'Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Giấy Bạc Việt Nam'

Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Bộ sưu tập gồm các đồng tiền qua từng giai đoạn: Đồng tiền tài chính 1946 - 1951; đồng tiền Nam Bộ 1947 - 1954; đồng tiền giai đoạn từ 1951 - 1959; đồng tiền giai đoạn từ 1959 - 1978; đồng tiền giai đoạn từ 1978 - 1985; đồng tiền giai đoạn từ 1985 - 2003; đồng tiền giai đoạn 2003 đến nay. 

Văn hoá - Tọa đàm: 'Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Giấy Bạc Việt Nam' (Hình 2).

Các đồng tiền Việt Nam qua các giai đoạn.

Tại buổi giao lưu, họa sĩ Trần Tiến đã có những chia sẻ về kỉ niệm đáng nhớ trong quá trình thiết kế đồng tiền Việt Nam. “Hơn 70 năm qua, kể cả bộ tiền tài chính phát hành năm 1946 cho đến bây giờ là có 6 bộ tiền. Mỗi giai đoạn lịch sử có một bộ tiền.

Những người vẽ tiền đều là họa sĩ được đào tạo ở trường mỹ thuật như Bùi Trang Trước, Nguyễn Sáng, Đỗ Cung, Mai Văn Hiến... Tôi là thế hệ thứ ba vẽ tiền Việt Nam nối nghiệp những thế hệ đi trước bắt tay vào nghề này.

Khi mọi người nhìn các sản phẩm sẽ thấy chất hội họa, mỹ thuật thể hiện trên tất cả các sản phẩm. Đặc biệt, tính chất đó được thể hiện trên chân dung Bác Hồ. Những đồng tiền đó dù in thô sơ, những thần thái Bác trên các đồng tiền đã cổ động viên toàn dân thời kỳ đó lao vào cuộc kháng chiến”, họa sĩ Trần Tiến cho hay.

Văn hoá - Tọa đàm: 'Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Giấy Bạc Việt Nam' (Hình 3).

Họa sĩ Hồ Trọng Minh - người thiết kế mặt sau tờ tiền 500.000 đồng và cả hai mặt tờ 10.000 đồng.

T.S Hồ Trọng Minh (Giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật) cũng chia sẻ: “Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh là chân dung duy nhất tồn tại xuyên suốt trên đồng tiền Việt Nam. Vì thế, chúng ta càng thấy được vị trí, vai trò của Bác Hồ trong quá trình hình thành đất nước Việt Nam. 

Đặc biệt, chân dung Bác Hồ trong tiềm thức, nhận thức của tất cả các họa sĩ Việt Nam đều mong muốn thể hiện chân dung Bác Hồ là một vị lãnh tụ kính yêu, vị cha già trong lòng dân tộc”.

Văn hoá - Tọa đàm: 'Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Giấy Bạc Việt Nam' (Hình 4).

Bức ảnh gốc Bác Hồ trên phiên bản tờ tiền Việt Nam.

Mục tiêu của buổi giao lưu “Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Giấy Bạc Việt Nam” mong muốn tri ân những con người thầm lặng đóng góp vào sự nghiệp tài chính nước nhà. Đây cũng là buổi mở đầu trong chuỗi hướng tới kỷ niệm 30 ngày thành lập Nhà máy In tiền Quốc gia và 70 năm ngày thành lập Ngân hàng Việt Nam.

Phong Linh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.