Toàn cảnh sức mạnh quân sự Trung Quốc trong gần 30 năm qua

Toàn cảnh sức mạnh quân sự Trung Quốc trong gần 30 năm qua

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 3, 07/03/2017 16:32

Với mức tăng trưởng khiêm tốn 7% trong năm 2017, chi tiêu quân sự của Trung Quốc thậm chí vẫn cao hơn so với nhiều nước ở châu Á- Thái Bình Dương cộng lại.

Trong tuyên bố hôm 4/3, Trung Quốc cho biết ngân sách quốc phòng nước này sẽ tăng 7% trong năm 2017, bên cạnh đó các chương trình hiện đại hóa quân sự sẽ tiếp tục được đẩy mạnh.

Theo các số liệu gần đây, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đang đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ. Năm 2016, con số này đạt 146 tỷ USD, tăng 7,6 % so với năm 2015, mức tăng thấp nhất trong 6 năm trở lại đây.

Hồ sơ - Toàn cảnh sức mạnh quân sự Trung Quốc trong gần 30 năm qua

Bằng cách hạ thấp tỷ lệ tăng trưởng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giữ mức chi tiêu quân sự phù hợp với sự chững lại của nền kinh tế tổng thể và tránh một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém với Mỹ.

Tăng trưởng 7 % so với năm ngoái sẽ mang lại con số 1,02 nghìn tỷ NDT - 147 tỷ USD cho ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong năm nay, tuy vậy con số này vẫn chỉ bằng 1/4 so với ngân sách quốc phòng của Mỹ.

Graham Ong-Webb, nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam ở Singapore nhận định trên tờ Al Jazeera rằng, chi tiêu quân sự của Trung Quốc trong năm nay sẽ có xu hướng tập trung vào mua sắm và hiện đại hóa quân sự.

"Mặc dù mức chi được cho là tương đối nhỏ, số tiền này đủ khả năng trang trải cho mục tiêu ở Biển Đông", Ong-Webb nói.

Trong những năm qua, chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại cùng với chiều hướng suy giảm của ngành công nghiệp.

Trong năm 2015, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng 10,1 % so với năm trước, trong khi vào năm 2013 tăng 12,2 %, năm 2012 - 11,2 % và năm 2011 - 12,7 %.

Hiện nay, Bắc Kinh dành cho ngân sách quốc phòng khoảng 1,3 % GDP, thấp hơn so với nhiều nước khác một cách đáng kể. Theo đó, ngân sách quân sự của Nga chiếm khoảng 4,5 % GDP và dự kiến ​​sẽ giảm xuống còn 3 % trong thời gian tới. Mỹ chi khoảng hơn 3% GDP cho quốc phòng. Trong khi khối NATO cũng đang được khuyến khích các thành viên đạt mục tiêu 2% GDP.

Tuy nhiên, theo Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, mức chi quốc phòng thực tế của Trung Quốc đã tiệm cận con số 2% GDP.

Nếu ước tính dựa trên tỷ giá đô la-nhân dân tệ năm 2014, ngân sách quân sự thực tế của Trung Quốc năm 1989 là 20,2 tỷ USD, năm 1990 là 22 tỷ, 1992 là 28,4 tỷ, năm 1997 đạt con số 29,9 tỷ và đến năm 1998 lên mức 32,7 tỷ USD.

Trong giai đoạn từ năm 2000, Trung Quốc đã thể hiện một sự tăng trưởng bùng nổ trong chi tiêu quân sự. Với năm 2001, tăng 17 % (từ 43,2 lên 52,2 tỷ USD). Trong năm 2002, ngân sách quân sự của Trung Quốc đạt 60,6 tỷ và năm 2007 lên tới 100 tỷ USD.

Tám năm sau, chi tiêu quân sự của Bắc Kinh tăng gấp đôi. Trong năm 2015, nước này đạt con số 214,5 tỷ USD. Có thể thấy chỉ trong ¼ thế kỷ, ngân sách quân sự của Trung Quốc đã tăng gấp mười lần.

Hồ sơ - Toàn cảnh sức mạnh quân sự Trung Quốc trong gần 30 năm qua (Hình 2).

Mẫu J-15 sao chép tiêm kích trên hạm Su-33 của Trung Quốc bị đánh giá là còn nhiều hạn chế.

Không giống như Nga, Trung Quốc vẫn chưa đạt đến giới hạn trần về tăng chi tiêu quân sự. Mặc dù có nhiều thành tựu trong những năm gần đây, vẫn còn nhiều vấn đề nước này cần phải làm trong chương trình hiện đại hóa quân sự.

Đầu năm 2017, Trung Quốc có hiện 2.335.000 quân nhân tại ngũ, theo dữ liệu từ Global Firepower. Đặt trong tương quan so sánh, Mỹ có lực lượng 1,4 triệu quân sẵn sàng chiến đấu, Ấn Độ là 1.325.000 và Nga - 766.000 quân.

Mặc dù vậy Quân đội Giải phóng Trung Quốc nhân dân Trung Quốc (PLA) không được coi là lực lượng hiện đại khi vẫn sử dụng số lượng lớn trang bị quân sự và vũ khí từ những năm 1970 - 1980 và chưa có nhiều bổ sung mới đáng kể.

So sánh một cách tổng quát, lực lượng của Nga đang biên chế 15.000 xe tăng (Trung Quốc có 9.000), 31.000 xe bọc thép (Trung Quốc, 4700) và gần 6.000 pháo tự hành (Trung Quốc, 1700), theo Global Firepower.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đang hiện đại hóa pháo binh, không quân và phòng không. Ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đã phát triển một cách khôn khéo từ việc sao chép lại công nghệ quân sự phương Tây và Liên Xô để cải tiến và cho ra đời những mẫu mã sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu nhập khẩu vũ khí của Bắc Kinh cho thấy “gót chân Achilles” của ngành công nghiệp quốc phòng nước này là máy bay trực thăng và phòng thủ tên lửa. Các nhà phân tích ước tính rằng để hoàn toàn cơ giới hóa, quân đội Trung Quốc sẽ mất ít nhất 10-15 năm.

Nhiều quan điểm cho rằng Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ và Nga về nền tảng hạt nhân chiến lược. Tuy nhiên, tất cả các thông tin về Lực lượng Tên lửa trực thuộc PLA vẫn chưa được xếp hạng cụ thể.

Một số báo cáo từ các phương tiện truyền thông nói rằng Trung Quốc có hơn 240 đầu đạn hạt nhân (Mỹ và Nga mỗi nước có khoảng 1.700), và con số này có thể tăng lên 400 vào năm 2020.

Hiện tại Trung Quốc có 24 cơ sở công nghiệp hạt nhân và 12 nhà máy sản xuất, lắp ráp tên lửa tại Trung Quốc.

Hồ sơ - Toàn cảnh sức mạnh quân sự Trung Quốc trong gần 30 năm qua (Hình 3).

Tàu sân bay Liêu Ninh là hạng mục điển hình nằm trong chương trình phát triển năng lực hải quân của Trung Quốc.

 

Nhóm lực lượng chiến lược của Trung Quốc có đa dạng các loại tên lửa luôn sẵn sàng triển khai, bao gồm cả tầm ngắn, tầm trung và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Lực lượng Tên lửa trực thuộc PLA bao gồm sáu tiểu đoàn tên lửa được cử đến sáu quân khu.

Trong những năm gần đây, hải quân Trung Quốc đã chuyển mình từ đội tàu nhỏ thành một lực lượng đáng gờm với tham vọng đưa tầm ảnh hưởng lan tỏa khắp Thái Bình Dương. Trong những năm 1990, Bắc Kinh đã đưa ra một số dự án sản xuất, nâng cấp các tàu ngầm, tàu khu trục và tàu hộ tống tiên tiến.

Lực lượng tác chiến trên không trực thuộc hải quân Trung Quốc cũng được hiện đại hóa một cách nghiêm túc.

Năm 2012, lần đầu tiên kế hoạch xây dựng tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc được tiến hành và đến năm 2016, Bắc Kinh tuyên bố hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước này đã đủ khả năng tác chiến thực tế, đồng thời cho triển khai các cuộc tập trận trên vùng biển khu vực. Liêu Ninh cải tiến lại từ tàu sân bay cũ của Liên Xô, được Trung Quốc mua lại từ Ukraine với giá 25 triệu USD.

Theo WSJ, bằng cách hạ thấp tỷ lệ tăng trưởng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giữ mức chi tiêu quân sự phù hợp với sự chững lại của nền kinh tế tổng thể và tránh một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém với Mỹ.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia ước tính chi tiêu quân sự thực tế của Trung Quốc cao hơn so với con số ngân sách được công bố, trong đó có nhiều hạng mục mua sắm vũ khí lớn đã không được tính vào.

Theo dự báo của trung tâm phân tích quốc phòng IHS Jane vào tháng 12 năm ngoái, chi tiêu quân sự thực tế của Trung Quốc sẽ gần như tăng gấp đôi trong giai đoạn 2010 - 2020, đạt 233 tỷ USD vào năm cuối thập kỷ này.

Với mức độ tăng trưởng 7%, báo cáo của IHS Jane cũng cho biết mức tăng trưởng chi tiêu quân sự của Bắc Kinh thậm chí vẫn nhiều hơn so với nhiều nước ở châu Á- Thái Bình Dương cộng lại.

Đọc thêm >>> Ông Tập Cận Bình để ngỏ khả năng chủ trì diễu binh ở Hồng Kông

Quốc Vinh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.