Trong cái chết của Chelsea, nữ y tá Genene Jone bị đặt nhiều nghi vấn. (Ảnh minh họa)
Petti McClellan đưa con gái Chelsea, cô bé có mái tóc vàng, mắt xanh vào phòng khám nhi mới thành lập. Đó là ngày thứ sáu, 17/9/1982. Phòng khám tư này mới mở cửa từ ngày hôm trước ở Kerrville, Texas, nơi này không xa nhà kéo xe moóc nơi cô và chồng cô (Reid) sinh sống. Chelsea mới được 8 tháng tuổi nhưng bé đã bị cảm, là người mẹ nên cô mong muốn con gái được an toàn. Chelsea vốn sinh non, phổi kém phát triển vì vậy cô bé rất dễ bị nhiễm bệnh. Từ khi chào đời, bé đã phải sử dụng tới máy hô hấp của bệnh viện.
Trong cuốn sách “Nữ sát nhân”, Carol Anne Davis đã viết rằng cô y tá xinh đẹp Genene Jone bế đứa trẻ tới một khu vực khác của bệnh viện để chơi bóng trong khi Tiến sĩ người Kathleen Holland đang nói chuyện với người mẹ. Ngay sau đó, Jone nói với họ là Chelsea đã ngừng thở. Cô đặt bình thở ô xy lên cho cháu bé và vội vàng đưa cháu bé tới phòng cấp cứu của Bệnh viện Sid Peterson gần đó. Nhờ được cứu trợ kịp thời nên đứa trẻ đã dần dần hồi phục. Cha mẹ của Chelsea đã biết ơn Jone như là một y tá và điều này đã truyền tin lành tới các phụ huynh khác.
Chín tháng sau, họ đưa Chelsea tới đây một lần nữa. Lần này kết quả hoàn toàn khác biệt. Peter Elkind, một nhà báo chỉ gặp Genene trong một thời gian ngắn ngủi đã đưa ra thông tin đầy đủ hơn trong cuốn sách “Âm mưu sát hại”.
Theo đó, Chelsea là khách hẹn đầu tiên trong ngày, đó là lịch kiểm tra sức khỏe định kỳ. Petti McClellan đưa con vào buổi sáng, tiến sĩ Holland đưa ra hai mũi tiêm tiêu chuẩn. Chỉ một thời gian ngắn sau khi y tá Genene tiêm mũi đầu tiên thì Chelsea bắt đầu khó thở. Nó xuất hiện giống như thuốc có tác động tới thần kinh, McClellan yêu cầu cô dừng lại. Jones phớt lờ và tiếp tục tiêm mũi thứ hai. Sau mũi tiêm này thì Chelsea ngừng thở hoàn toàn. Cô bé giật mạnh như thể cố gắng để thở và sau đó thì lịm đi.
Cô bé xấu số Chelsea
Xe cứu thương đã được gọi để đưa Chelsea đến bệnh viện Sid Peterson. 9 phút sau xe cứu thương tới, cô bé được đưa ra với ống thở ở cổ. Jones bế cô bé trên tay chạy như ra xe cấp cứu nhưng sau đó Bác sĩ Holland đã làm việc này.
Trong khi ở trên xe Chelsea đã ngừng thở một lần nữa. Jones tiếp tục tiêm thuốc gì đó cho cô bé trong khi bác sĩ Holland thực hiện hô hấp nhân tạo nhưng mọi chuyện không mang lại tác dụng. Khi cô bé được đưa vào bệnh viện Sid Peterson thì cũng là lúc tim cô bé ngừng đập. Chelsea đã mãi mãi ra đi.
Jones khóc nức nở bên cạnh xác cô bé với vẻ mặt đầy day dứt. Sau đó, Jones đưa thi thể Chelsea đi tắm rửa rồi phủ lên một tấm chăn. Petti McClellan không dám nghĩ rằng con gái mình đã chết, bà mẹ trẻ này cho rằng con mình đang ngủ và chẳng có chuyện gì xảy ra với cô bé. McClellan không dám đối diện với sự thật rằng cô đã mất con gái vĩnh viễn.
Bác sĩ Holland muốn khám nghiệm tử thi của Chelsea bởi mọi thứ diễn ra quá bất thường. Trước đó Chelsea không hề có những biểu hiện nghi vấn nào, cô bé rất khỏe mạnh và được khám định kỳ thường xuyên. Một tuần sau, việc khám nghiệm tử thi đã có kết quả, Chelsea chết vì bị nhiễm SIDS, một chất gây rối loạn chức năng hô hấp thường gây tử vong ở trẻ sơ sinh.
Tại tang lễ của con gái mình, MaClellan đã khóc đến ngất lịm và phải nhờ đến sự trợ giúp của thuốc an thần. Một tuần sau, cô đến đặt hoa tại mộ con gái mình và bắt gặp Genene Jones. Nữ y tá đang quỳ dưới mộ của Chelsea và khóc lóc cực kỳ thảm thương. Phải chăng nữ y tá này cảm thấy tội lỗi khi không thể cứu sống Chelsea. “Cô đang làm gì ở đây?” – MaClellan hỏi. Jones ngẩng lên nhưng không trả lời và lẳng lặng bỏ đi. Trong lòng MaClellan cảm thấy có điều gì đó khó hiểu…
Theo Báo Công lý