Tôi mải miết gõ cửa đi tìm trợ cấp học phí

Tôi mải miết gõ cửa đi tìm trợ cấp học phí

Thứ 2, 20/05/2013 08:50

Mỗi lần nhìn bố lặn lội hơn 30km để đòi tiền học phí cho con gái, tôi lại thấy quặn lòng...

Tôi sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo. Cách đây hai năm, tôi may mắn hơn nhiều bạn bè khác giành được tấm vé vào trường đại học mà tôi hằng ước mơ, một trong những trường đại học đầu ngành của nước ta. Cuộc đời sinh viên thật vui và cũng bộn bề lo toan. Mỗi kỳ thi đến lại là một mùa lo lắng với tôi, bởi đó cũng là thời điểm phải lo tiền học.

Tôi được biết, theo chính sách của bộ Giáo dục và Đào tạo, những sinh viên là con em vùng khó khăn hoặc con em dân tộc thiểu số thì sẽ được hỗ trợ tiền học phí đã nộp ở trường, nghĩa là nhận lại số tiền đó ở địa phương nơi mình cư trú. Vậy, tôi là một trong số những sinh viên nằm trong diện ưu tiên trên.

Tôi mải miết gõ cửa đi tìm trợ cấp học phí

Ảnh minh họa

 

Cụ thể, gia đình tôi sinh sống gần 40 năm ở một địa phương còn nhiều khó khăn và thuộc vùng 135 - vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh nên tôi là sinh viên có quyền lợi được hỗ trợ như đã nói ở trên. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, tôi đã là sinh viên cuối năm thứ hai và số tiền học phí đào tạo mà tôi đã đóng đã lên tới 10 triệu đồng, nhưng gia đình tôi vẫn chưa nhận được một đồng hỗ trợ nào từ địa phương theo chính sách của Nhà nước.

Nhiều lần, tôi đã cùng bố lặn lội đến phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện để hỏi rõ hơn về vấn đề này, nhưng đáp lại những mong mỏi của tôi chỉ là những câu giải thích vu vơ và những lời biện minh trốn tránh trách nhiệm, đại loại như: "Tiền chưa về" hay là "Đợi giờ này tuần sau mới giải quyết được".

Nhưng sự thật thì không có tuần sau nào hết, còn tiền học thì gia đình tôi vẫn phải đi vay mượn để đóng đều đều mỗi kỳ, nếu như không muốn bị cấm thi hết học phần.

Tôi chợt nghĩ, số tiền 10 triệu đồng với hai năm và có thể gấp đôi số đó với bốn năm tôi là sinh viên đại học có thể không là gì đối với ai đó, nhưng nó lại rất lớn với một cô sinh viên nghèo như tôi.

Hơn nữa, nếu nhân lên với nhiều hơn nữa số những sinh viên khác cùng hoàn cảnh như tôi thì số tiền ấy sẽ là bao nhiêu và nếu ở đâu cũng với cách làm việc như thế thì cuộc sống của người dân nghèo như gia đình tôi sẽ đi về đâu? Đây là thiệt thòi lớn đối với những người dân "thấp cổ bé họng", một nắng hai sương như bố mẹ tôi…                                                  

LTH

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.