Tối nay ăn gì: Mẹo hay bánh chưng rán nước lọc, ăn cuốn khó cưỡng

Tối nay ăn gì: Mẹo hay bánh chưng rán nước lọc, ăn cuốn khó cưỡng

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 2, 12/02/2024 14:30

Với cách rán bánh chưng bằng nước lọc trên đây, bạn sẽ có được món bánh giòn, ngon, không mất đi hương vị đặc trưng mà lại không sợ bị ngán dầu mỡ trong ngày Tết.

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng rán lại trở thành món ăn khoái khẩu, được nhiều người yêu thích. Thay vì rán bánh chưng bằng dầu mỡ như cách thông thường, bạn có thể thử cách rán bánh chưng bằng nước lọc dưới đây để đỡ ngán lại tốt cho sức khỏe.

Đời sống - Tối nay ăn gì: Mẹo hay bánh chưng rán nước lọc, ăn cuốn khó cưỡng

Bánh chưng rán bằng nước lọc vị vẫn đậm đà.

- 1 cái bánh chưng vuông

- 1 chiếc chảo chống dính

- 300ml nước lọc

- Đĩa, tương ớt, dưa hành để ăn kèm bánh chưng...

Chi tiết cách chiên/rán bánh chưng bằng nước lọc

Bước 1: Bạn bóc bánh chưng rồi cắt thành các miếng nhỏ vừa phải như hình bên dưới.

Bước 2: Bạn cho bánh chưng vào chảo chống dính, sau đó cho khoảng 300ml nước lọc vào.

Bước 3: Bạn bật bếp từ ở nhiệt độ khoảng 150 độ C rồi đun chảo bánh cho tới khi nước trong chảo cạn hết. Lúc này, bạn giảm nhiệt độ xuống khoảng 120 độ C và tiếp tục rán cho tới khi các mặt của miếng bánh vàng.

Bước 4: Bạn cho bánh chưng đã rán ra đĩa và thưởng thức cùng với tương ớt hay dưa hành nhé.

Đời sống - Tối nay ăn gì: Mẹo hay bánh chưng rán nước lọc, ăn cuốn khó cưỡng (Hình 2).

Ngày Tết rán bánh chưng ăn rất thơm ngon.

Trao đổi với Lao Động, bác sĩ Lê Thân, chiếc bánh chưng dưới góc độ đông y là một bài thuốc bổ, mỗi thành phần của bánh là một vị thuốc:

- Gạo nếp (nguyên liệu chính): Vị ngọt, tính ấm, vào kinh tỳ. Gạo nếp chín nhừ trong thủy hỏa có công năng ôn trung, kiện tỳ ích khí (bổ cả tỳ dương và tỳ âm), trợ tiêu hóa.

- Thịt heo: Vị mặn, tính bình, vào kinh thận; có hàm lượng dinh dưỡng cao, có tác dụng bổ thận.

- Đậu xanh (bỏ vỏ): Vị ngọt và mặn, tính bình, vào 2 kinh tỳ - thận. Vừa có tác dụng kiện tỳ, vừa có tác dụng bổ thận; ngoài ra còn có tác dụng: dưỡng can, thanh nhiệt, giải độc, làm sáng mắt, tiêu phù thũng.

- Hành củ: Vị cay, tính ấm, vào kinh phế. Hành củ là gia vị chính của thịt heo, làm tăng độ ngon của thịt heo, có tác dụng hành khí, phòng ứ trệ do tác dụng bổ tỳ, bổ thận của các thành phần khác trong bánh chưng, tiêu thực, giải tà khí phong hàn.

- Lá dong: Ngoài tác dụng làm khuôn giữ ruột bánh, tạo hình dáng, tạo mùi thơm đặc biệt và dễ chịu sau khi luộc bánh chưng, tạo màu xanh bên ngoài tượng trưng cho sự sống trên trái đất ra. Nó còn có tác dụng dã rượu chữa say rượu, giải độc; bánh chưng gói bằng lá chuối, lá dứa hoặc các loại lá khác không có tác dụng này.

Sự điều hòa 5 thành phần (cũng là 5 vị thuốc) trong chiếc bánh chưng, làm cho nó tăng thêm khẩu vị ngon, bồi bổ sức khỏe, giữ đưọc mức quân bình của ngũ hành (theo quy luật hưu vượng của ngũ hành thì trong mùa xuân cần bổ tỳ, thận và hành phế khí) để lập lại cân bằng âm dương trong cơ thể.

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.