Trong phim Thủy hử 2011 khi Tống Giang nhậu với Đới Tung, Trương Thuận và Lý Quỳ ông đã say khướt không thể về được phòng mà phải nhờ 3 huynh đệ kia đưa về, nhưng khi về đến phòng thì Tống Giang lại liền muốn đi tìm các huynh để ở mọi nơi về uống rượu cùng.
Có thể nói, Tống Giang là thông kinh sử, hiểu thao lược một lòng thờ đạo hiếu trung, kết giao bằng hữu bằng chữ nghĩa khí, đối nhân xử thế giữ chữ tín. Nhưng khi rượu say thì cũng khiến nhiều người phải cười “ra nước mắt”.
Tuy nhiên, đây không phải là lần say rượu duy nhất của Tống Giang, trước khi lên Lương Sơn Bạc, trong một lần ở trên lầu Tầm Dương, Tống Giang cũng đã một mình uống rượu, sau một vài chén, ông dựa lan can, nâng chén tiêu sầu, chén này nối chén kia, bất giác, hơi rượu xông lên, cảm khái, uất hận, bi thương bỗng dâng trào, liền gọi tiểu nhị bảo đem nghiên bút lên.
Cất bước ngắm cảnh vật, thấy trên bức tường có nhiều thơ của người trước, Tống Giang tức cảnh sinh tình, ý thơ tuôn trào, tự nhủ: “Sao ta chẳng học theo tiền nhân, đề thơ nơi này? Sau này có dịp quay lại, xem lại thơ, nhớ lại những ngày cơ cực hôm nay”. Tuy nhiên, do rượu say lại có phút cảm khái trào dâng, nên bài thơ ông đề đã có ngôn từ đi quá giới hạn, bị quy vào đề thơ tạo phản và bị bắt tống giam trong ngục.
Tống Giang là một trong những nhân vật chính trong Thủy hử của Thi Nại Am, có tên hiệu là Hô Bảo Nghĩa (người kêu gọi chính nghĩa), còn gọi là Tống Áp Ty, Tống Công Minh hay Cập Thời Vũ. Tống Giang là vị đầu lĩnh của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc sau khi Tiều Cái trúng tên qua đời.
Sau khi dẹp được giặc Phương Lạp, Tống Giang được triều đình phong chức quan cai trị ở Sở Châu. Do bị gian thần hãm hại nên Tống Giang đã chết khi uống phải rượu vua ban có thuốc độc. Tống Giang biết trong rượu có độc, nhưng vì là ngự tửu nên không thể không uống. Tống Giang lo lắng sau khi mình chết thì Lý Quỳ sẽ làm loạn nên mời sang chơi, cho Lý Quỳ uống rượu độc cùng mình để phòng hậu họa.
Video: Tống Giang uống rượu say và cái kết.
Quốc Tiệp (t/h)