Tổng số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đã cao gấp 5 lần so thời điểm bắt đầu thống kê

Tổng số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đã cao gấp 5 lần so thời điểm bắt đầu thống kê

Lương Quốc Tiệp

Lương Quốc Tiệp

Thứ 5, 26/05/2022 14:18

Trên thế giới đã ghi nhận hơn 200 ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ, bao gồm cả ca nghi ngờ. Nhiều bệnh nhân là nam giới quan hệ tình dục đồng giới.

Bệnh được gọi là đậu mùa khỉ do lần đầu tiên được các chuyên gia của Đan Mạch phát hiện trên loài khỉ (macaques) từ năm 1958. Khoảng 12 năm sau, những trường hợp đầu tiên trên người được phát hiện ở Cộng hòa Dân chủ Congo ở Tây Phi.

Các nhà khoa học cho rằng không chỉ do tiếp xúc với khỉ, căn bệnh này còn có thể lây sang người thông qua tiếp xúc gần với chuột hoặc các loài gặm nhấm khác ở khu vực phía Nam sa mạc Sahara. Kể từ đó, căn bệnh này đã lan sang các nước khác nhưng nhìn chung đã được kiểm soát ở khu vực Tây Phi. Tuy nhiên, trong vài tuần qua, số ca mắc đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Hiện tại, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tại các nước vốn hiếm khi ghi nhận căn bệnh này đã lên tới 219 người. Đây là thông báo được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) đưa ra trong thông cáo dịch tễ, công bố ngày 25/5.

Theo ECDC, đã có hơn 10 nước, hầu hết ở châu Âu, báo cáo có ít nhất 1 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ. Đây là lần đầu tiên chuỗi lây nhiễm này được ghi nhận tại châu Âu - vốn không có nhiều mối liên quan dịch tễ đến khu vực Tây hoặc Trung Phi.

Hầu hết các ca mắc là nam giới trẻ, tự nhận có quan hệ tình dục đồng giới.

Tổng số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới ghi nhận đến ngày 25/5 đã cao gấp 5 lần so với con số 38 ca công bố ngày 20/5 - thời điểm bắt đầu thống kê số người mắc bệnh này.

Sức khỏe - Tổng số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đã cao gấp 5 lần so thời điểm bắt đầu thống kê

Mẫu bệnh phẩm đậu mùa khỉ. (Ảnh: REUTERS).

Mỹ và các nước trên khắp châu Âu đang chuẩn bị cho tình huống làn sóng bệnh đậu mùa khỉ tiếp tục lây lan mạnh. Các quan chức y tế tại những nước này ráo riết tìm mua hàng chục nghìn liều vắc-xin và phương pháp điều trị.

Politico cho hay bệnh đậu mùa khỉ ít gây tử vong và người bệnh thường tự khỏi nhưng các nước muốn nhanh chóng dập tắt làn sóng dịch bệnh này. Việc đặt mua, bổ sung vắc-xin và thuốc điều trị nhằm chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.

Theo Reuters, Đức đã đặt hàng 40.000 liều vắc-xin Bavaria Nordic để tiêm ngay cho những người tiếp xúc virus đậu mùa khỉ nếu dịch bệnh này nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, các quan chức ở Đức đang cân nhắc những biện pháp phòng ngừa khác.

Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 24/5, Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach cho biết quốc gia đang khuyến cáo cách ly ít nhất 21 ngày với những người mắc bệnh.

“Nếu dịch lây nhiễm rộng hơn nữa, chúng tôi chuẩn bị sẵn sàng vắc-xin, phương án chưa được khuyến cáo ở thời điểm này nhưng có thể sẽ cần thiết”, ông Lauterbach nói.

Trong khi đó, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), kho dự trữ chiến lược quốc gia của nước này chỉ có hơn 1.000 liều Jynneos, được FDA phê duyệt vào năm 2019, và khoảng 100 triệu liều vắc-xin đậu mùa cũ có nhiều tác dụng phụ.

Jennifer McQuiston, Phó giám đốc Bộ phận Bệnh học và Tác nhân gây hậu quả cao của CDC, trao đổi với báo giới: “Chúng tôi rất lo ngại virus đang lây lan theo nhiều cách khác nhau”.

Bà McQuiston cũng tiết lộ giới chức Mỹ đang tích cực bổ sung thêm vắc-xin Jynneos. Họ đã yêu cầu gửi thêm nhiều lô vắc-xin từ kho dự trữ để tiêm cho những người tiếp xúc bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ.

Chính phủ Mỹ đang đàm phán với nhà sản xuất thuốc Brincidofovir để mua số lượng lớn dự trữ, đảm bảo khả năng tiếp cận khẩn cấp để sử dụng thuốc chữa đậu mùa khỉ.

Ngoài ra, thuốc kháng virus Tecovirimat - loại đầu tiên được phê duyệt trong điều trị đậu mùa và đậu mùa khỉ tại Mỹ - đã có sẵn trong kho dự trữ quốc gia. CDC đang xây dựng hướng dẫn điều trị để giúp các cơ quan y tế công cộng và bác sĩ lâm sàng sử dụng thuốc nếu cần.

Tại châu Âu, Tecovirimat cũng đã được phê duyệt để điều trị bệnh đậu mùa ở khỉ. Vương quốc Anh bắt đầu tiêm chủng cho người dân với 1.000 liều vắc-xin Imvanex (tên khác của Jynneos). Cả nước hiện còn 3.500 liều vắc-xin này.

Quốc Tiệp (theo TTXVN, Zing)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.