Tổng thống Philippines thách thức Mỹ và EU cắt viện trợ

Tổng thống Philippines thách thức Mỹ và EU cắt viện trợ

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Chủ nhật, 23/10/2016 07:17

“Không cần hiểu tôi đâu. Và nếu các anh nghĩ rằng đã đến lúc cần rút viện trợ thì cứ việc làm thế. Chúng tôi sẽ không cầu xin đâu", ông Duterte cho biết.

Theo Reuters, Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte tuyên bố ông sẽ không cúi đầu trước áp lực nước ngoài trong chiến dịch chống ma túy của mình. 

"Tôi không mong chờ nhân quyền, tôi không mong chờ Obama, tôi không mong EU hiểu tôi”, ông Duterte phát biểu ngày 6/10.

“Không cần hiểu tôi đâu. Và nếu các anh nghĩ rằng đã đến lúc cần rút viện trợ thì cứ việc làm thế. Chúng tôi sẽ không cầu xin đâu", ông Duterte cho biết.

Phát biểu của ông Duterte được đưa ra để phản ứng lại những chỉ trích của Mỹ và EU về cuộc chiến chống ma túy dẫn đến cái chết của hơn 3,600 tội phạm ma túy (số liệu mới nhất từ cảnh sát quốc gia Philippines).

Tiêu điểm - Tổng thống Philippines thách thức Mỹ và EU cắt viện trợ

 Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte. 

Ông Duterte cho rằng cộng đồng quốc tế sẽ không bao giờ hiểu được sâu sắc vấn đề ma túy ở Philippines.

"Các anh sẽ không bao giờ hiểu được nỗi đau mà chúng tôi đang chịu đựng vì đồng bào của mình. Hãy đi đi, mang tiền của các anh đến nơi khác. Chúng tôi sẽ sống như một quốc gia", ông nói.

Ông Duterte cũng trấn an người dân không nên lo lắng về việc các tổ chức nước ngoài rút viện trợ. "Và tôi sẽ là người đầu tiên bị đói, người đầu tiên chết. Đừng lo lắng. Chúng ta sẽ không bao giờ mang danh dự của một người Philippines ra thỏa hiệp", ông nói. 

Những lời bình luận trên của Tổng thống Philippines cũng khá giống với nhiều phát ngôn trước ông vẫn hay nói từ khi nhậm chức. Ông là người từng khiến dư luận giật mình vì các phát ngôn gây sốc.

Hôm 5/9, Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte đã có lời xúc phạm đến Tổng thống Mỹ Obama. Tổng thống Mỹ sau đó hủy cuộc gặp song phương với người đồng cấp Philippines tại Lào.

Trước đó, trong bài phát biểu thông báo quyết định tranh cử tổng thống Philippines, ông Duterte đã chỉ trích Giáo hoàng Francis vì gây ùn tắc giao thông ở Manila, khi ông đến thăm nước này hồi năm ngoái.

Tuy nhiên, ông Duterte sau đó bày tỏ mong muốn đến thăm Vatican để đích thân xin lỗi Giáo hoàng. Ông cũng viết thư xin lỗi Giáo hoàng. Vatican đã hồi đáp rằng Giáo hoàng sẽ cầu nguyện cho ông trong chiến dịch tranh cử.

Ông Duterte hôm 2/9 nói rằng ông sẽ không gặp Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon tại Hội nghị các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Lào, vì ông "không có thời gian", Business Standard đưa tin.

Theo Inquirer, nghị sĩ Philippines Raul Daza lo sợ lời thóa mạ của ông Duterte với ông Obama có thể hủy hoại quan hệ ngoại giao của nước này với các đồng minh.

"Tôi sợ rằng nếu chúng ta tiếp tục những bình luận như thế này, chúng ta có thể tự cô lập mình khỏi phần còn lại của thế giới", ông Daza nói.

Nghị sĩ Edgar Erice thì cho rằng ông Duterte nên học một khóa kiềm chế tức giận để ngăn chặn tình huống tương tự xảy ra.

Tuy vậy, không chỉ Tổng thống Duterte mà ngay cả Ngoại trưởng Philippines, Perfecto Yasay cũng tung ra những phát biểu phũ phàng với đồng minh Mỹ dù trước đây ông Yasay thường xuyên lên tiếng đính chính nhằm làm giảm nhẹ ý nghĩa những lời công kích của ông Duterte đối với Tổng thống Obama nói riêng và nước Mỹ nói chung.

Trong tuyên bố được tung lên Facebook với đầu đề “Nước Mỹ đã thất bại với chúng tôi”, Ngoại trưởng Yasay cho rằng, trong khi có “vô vàn những điều chúng tôi sẽ mãi mãi biết ơn Mỹ” thì người Mỹ chưa bao giờ tôn trọng hoàn toàn nền độc lập của Philippines.

Ông Yasay cho rằng, sau khi Philippines tuyên bố độc lập, nước này vẫn phải chịu những “xiềng xích vô hình” của Mỹ và giờ Manila muốn thoát khỏi “xiềng xích” này.

Minh Hằng

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.