TP.HCM chưa rõ nguồn lây Covid - 19, phát sinh tình huống phức tạp

TP.HCM chưa rõ nguồn lây Covid - 19, phát sinh tình huống phức tạp

Nguyễn Thành Nhân

Nguyễn Thành Nhân

Thứ 4, 10/02/2021 19:43

Từ Chính phủ, bộ Y tế đến chính quyền TP.HCM đều lo lằng vì tính chất phức tạp của dịch bệnh Covid-19 tại địa phương.

Khoanh vùng nhân viên công ty VIAGS

Chiều 10/2 đã có cuộc họp trực tuyến giữa Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Thứ trưởng bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn và đại diện Đảng bộ, chính quyền TP.HCM.

Mở đầu cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống Covid-19 tại TP.HCM đánh giá: “Tốc độ xét nghiệm của TP.HCM lấy mẫu rất nhanh chóng. Tuy nhiên, việc xử lý các mẫu còn khá chậm, chúng tôi đề nghị kết quả xét nghiệm rRT-PCR phải được trả trong ngày”.

Bên cạnh đó, dịch ở TP.HCM đã xuất hiện tình huống tương đối phức tạp. Cụ thể, xét nghiệm rRT-PCR cho thấy F1 âm tính nhưng F2 dương tính.

Từ tối 9/2, bộ Y tế chỉ đạo xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 với tất cả nhân viên công ty bốc xếp tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Qua 570 trường hợp được xét nghiệm, Bộ phận thường trực phát hiện 2 trường hợp có kháng thể nCoV. Hiện, cơ quan này chỉ đạo truy vết tất cả người liên quan nhóm nhân viên bốc xếp này.

Trong ngày 10/2, trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cũng phát đi thông báo về 1 trường hợp nghi nhiễm là nhân viên làm việc tại công ty VIAGS, liên qua đến đội bốc xếp tại sân bay Tân Sơn Nhất mà có 7 ca nhiễm SARS-CoV-2 trước đó.

Tin nhanh - TP.HCM chưa rõ nguồn lây Covid - 19, phát sinh tình huống phức tạp

TP.HCM phải nâng cao năng lực xét nghiệm hơn nữa để trả kết quả trong ngày.

Trường hợp nghi nhiễm này được phát hiện khi thực hiện xét nghiệm tầm soát lần 2 đối với 1.600 nhân viên làm việc tại VIAGS.lây

Vì thế, Thành phố này quyết định làm xét nghiệm tầm soát cho tất cả 1.561 hộ gia đình của nhân viên công ty VIAGS.

Đến trưa ngày 10/2, đã có 962 hộ gia đình ra cơ sở y tế để lấy mẫu xét nghiệm. Như vậy còn 600 hộ chưa ra lấy mẫu nên ngành y tế kêu gọi nhóm người dân đó nhanh chóng ra nơi lấy mẫu tại quận huyện mình đang cư trú để làm xét nghiệm.

Nếu cố tình không hợp tác thì chính quyền địa phương xem như là trường hợp có nguy cơ, tiến hành cách ly tại nhà, giám sát cách ly như đối với trường hợp F2.

Vẫn đang tìm kịch bản lây nhiễm

Lý giải tình huống F1 âm tính nhưng F2 dương tính, Thứ trưởng bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chỉ ra 2 giả thuyết có khả năng cao.

Giả thuyết thứ nhất, các trường hợp là F1 từng mắc bệnh, kháng nguyên dương tính và lây nhiễm cho F2, sau đó khỏi bệnh.

Qua thời gian, họ có kết quả xét nghiệm kháng nguyên âm tính, trong khi đó, F2 lây nhiễm virus và bắt đầu giai đoạn kháng thể dương tính.

Giả thuyết thứ 2 là các trường hợp F1 có thể F0 đầu tiên, sau đó lây cho bệnh nhân 1979 rồi lây cho trường hợp khác tiếp xúc gần. Trong đó có F2 và trường hợp mà hiện tại chúng ta gọi là F0.

“Chúng tôi kỳ vọng với các xét nghiệm kháng thể diện rộng trong các địa bàn có người mắc Covid-19 ở TP.HCM đặc biệt là sân bay Tân Sơn Nhất, sẽ giải được bài toán tại sao có sự lây truyền trong bộ phận nhân viên công ty bốc xếp", ông Sơn nói.

Tin nhanh - TP.HCM chưa rõ nguồn lây Covid - 19, phát sinh tình huống phức tạp (Hình 2).

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lo lắng vì tình hình dịch bệnh phức tạp tại TP.HCM.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định: "Điều này khiến tôi rất lo lắng. Việc truy vết dần ổ dịch từ sân bay Tân Sơn Nhất ra ngoài là rất tốt. Nhưng chúng ta không thể xét nghiệm 10 triệu dân ở TP.HCM, phải đánh giá liệu thành phố còn nhiều ổ dịch khác hay không".

Chỉ khi xét nghiệm tầm soát mới có thể thu hẹp đối tượng nguồn lây có phải tử người nhập cảnh trái phép hay “sự trùng hợp ngẫu nhiên nào đó mà ổ dịch tồn tại khá lâu trong thành phố” hay không.

Bên cạnh 2 giả thuyết mà Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đưa ra, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam quan ngại về việc có khả năng F2 chính là F1 của ổ dịch khác tại TP.HCM mà ngành y tế chưa phát hiện ra.  

Vì thế, ngành y tế nên xác định các giải thuyết đều có khả năng xảy ra như nhau, không thể bỏ sót trường hợp nào.

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết việc dùng test nhanh kháng nguyên cho nhóm đối tượng là nhân viên công ty bốc xếp rất thuận lợi cho ngành y tế trong tình hình hiện tại.

Mỗi ngày, HCDC phải thực hiện từ 1.500-1.700 xét nghiệm. Vì vậy, nếu có 30.000 test kháng nguyên và 30.000 test kháng thể, ngành y tế sẽ thuận lợi hơn khi hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo, đề nghị bộ Y tế chuyển ngay 30.000 kit xét nghiệm kháng nguyên cho TP.HCM để phục vụ công tác truy vết, tìm ra nguồn gốc của ổ dịch.

“Hiện tại, chúng ta đã có 150.000 kit xét nghiệm kháng nguyên để chia về các tỉnh. Số kit này sẽ ưu tiên gửi về TP.HCM để phục vụ công tác xét nghiệm, điều tra nguồn gốc dịch trên diện rộng”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

 
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.