TP.HCM quyết… giảm họp hành

TP.HCM quyết… giảm họp hành

Nguyễn Thành Huế

Nguyễn Thành Huế

Thứ 4, 22/11/2017 15:17

Chưa tính các cuộc họp đột xuất, bổ sung, mỗi lãnh đạo sở ở TP.HCM phải họp 3-4 cuộc/ngày.

Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Thành Phong vừa quyết định lập ban Biên soạn đề án Chế độ hội họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước gồm 19 thành viên, do Giám đốc sở Nội vụ Trương Văn Lắm đứng đầu.

Xã hội - TP.HCM quyết… giảm họp hành

Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong yêu cầu họp phải ngắn và giải quyết nhanh.

Theo Vnexpress, Ban có nhiệm vụ tổ chức hội thảo, khảo sát thực trạng hội họp của các cơ quan và xây dựng đề án trình chính quyền thành phố xem xét.

Vấn đề này được người đứng đầu chính quyền thành phố yêu cầu chú trọng để tăng hiệu quả của các công chức, lãnh đạo trong thành phố.

Vào đầu tháng 9, ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu sở Nội vụ nghiên cứu, tham mưu để giảm số lượng cuộc họp ở cơ quan hành chính, dành nhiều thời gian đi cơ sở, thực tế.

"Nếu phải họp thì thông tin phải ngắn, vấn đề gì cần xin ý kiến thì nêu, giải quyết nhanh. Cuộc họp phải đúng thành phần, quan trọng là nâng chất lượng và phải đúng giờ. Vì cuộc họp kéo dài đại biểu cũng không tiếp thu được, kết luận cũng không sáng suốt", người đứng đầu chính quyền thành phố đề nghị.

Làm việc với Chủ tịch UBND TP. HCM, Giám đốc sở Kế hoạch - Đầu tư Sử Ngọc Anh phản ánh thực trạng các sở ngành, quận huyện họp quá nhiều. Trong 7 tháng đầu năm lãnh đạo Sở phải dự hơn 2.000 cuộc họp. Bình quân mỗi người họp 3-4 lần một ngày; chưa kể họp đột xuất, phát sinh.

Giám đốc sở Quy hoạch - Kiến trúc Nguyễn Thanh Nhã cũng "than" vì cùng 3 phó giám đốc, lãnh đạo phòng ban, cán bộ chủ chốt phải dự hơn 1.500 cuộc họp, tính từ đầu năm.

Trước đó, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cũng cho hay: Một phường ở quận 1, TP.HCM: UBND phường có 3 lãnh đạo, bình quân mỗi lãnh đạo họp 2 cuộc/ngày, có ngày cả 3 lãnh đạo cùng đi họp ở quận.

“Nhận giấy mời họp của cấp trên thì không thể không đi, nhưng đi hết thì ở phường không còn lãnh đạo trực, giải quyết công việc. Nếu cử chuyên viên đi họp thay thì quận phê bình”, ông Thiên nói.

 “Họp nhiều thì không thể hiện được vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Cũng vì tình trạng sợ trách nhiệm, đùn đẩy công việc dẫn đến tiến độ chậm, làm phát sinh thêm họp hành”, vị chuyên gia này phát biểu.

Ông Thiên cho rằng: Bộ máy của chúng ta tồn tại thực trạng: Thừa người nhưng không rõ chức năng, thiếu quyền, ít chịu trách nhiệm. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Việt Nam lắm cấp phó, Việt Nam bàn nhiều về “ghế”, về biên chế, mà ít bàn về cơ chế, chức năng bộ máy – yếu tố quyết định cơ cấu nhân sự.

 T.Huế (tổng hợp)

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.