Từ năm 2020 đến năm 2025 UBND TP.HCM sẽ ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác đào tạo, nghiên cứu, triển khai các giải pháp có ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác quản lý, điều hành tại các sở, ban, ngành, quận, huyện gắn với chương trình xây dựng Chính phủ điện tử và Đề án đô thị thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực: Giao thông vận tải, y tế, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, môi trường, cấp thoát nước, điện lực.
Tờ Infonet cho hay, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong từng nhấn mạnh rằng: "Mô hình và mức độ ứng dụng AI là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của TP.HCM".
"Thành phố đang chuyển mình thành siêu đô thị và mong muốn đem đến cho người dân những tiện ích mới. AI được kỳ vọng là giải pháp mang đến điều này", ông Phong nhấn mạnh.
Hồi đầu tháng 1 vừa qua, cục Công nghệ Thông tin (bộ Y tế) vừa thông tin về kết quả bước đầu trong triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo để điều trị ung thư.
Cục khẳng định, sử dụng trí tuệ nhân tạo IBM Watson for Oncology góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh ung thư.
Trong xu thế phát triển chung đó, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong khám, chữa bệnh là cần thiết, phù hợp và hữu ích, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
Về giá thành sử dụng trí tuệ nhân tạo IBM Watson for Oncology trong tư vấn giúp bác sĩ chuyên ngành ung thư lựa chọn phác đồ điều trị ung thư cho người bệnh phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam.
Đồng thời, đề nghị bộ Y tế sớm xem xét để xây dựng giá thành sử dụng trí tuệ nhân tạo trong tư vấn lựa chọn phác đồ điều trị ung thư và quy định được bảo hiểm y tế chi trả cho người bệnh tham gia bảo hiểm y tế.
Mặc dù có những kết quả bước đầu được ghi nhận, tuy nhiên hạn chế của trí tuệ nhân tạo IBM Watson for Oncology là hiện phần mềm chỉ có tiếng Anh, không có tiếng Việt, nên việc sử dụng còn khó khăn cho các bác sĩ có trình độ tiếng Anh chưa tốt.
Theo thống kê của Reuters, trí tuệ nhân tạo (AI) được xem là công nghệ nền tảng quan trọng nhất dẫn dắt hoạt động chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, tổ chức, doanh nghiệp.
Có khả năng tới năm 2030, AI sẽ đóng góp 15,7 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu. Còn trong năm 2019, 40% các sáng kiến chuyển đổi kỹ thuật số sẽ sử dụng công nghệ AI.
Đầu tháng 3 vừa qua, các nhà nghiên cứu về y dược vừa mở khoá thêm một tính năng tiềm ẩn của trí tuệ nhân tạo (AI): Tiên đoán thời điểm chết của con người.
Một hệ thống AI gần đây đã được các nhà khoa học huấn luyện để thu thập thông tin về sức khoẻ tổng quát của hơn nửa triệu người tại Anh, trong suốt một thập kỷ vừa qua.
Sau đó, họ yêu cầu AI tiên đoán nếu một cá nhân đang có nguy cơ tử vong sớm - hay nói cách khác, qua đời sớm hơn độ tuổi trung bình của con người - do các bệnh mãn tính gây ra.
Sử dụng những hệ thống này, các nhà khoa học đã đánh giá dữ liệu trong Ngân hàng Sinh học Anh (UK BioBank) - một cơ sở dữ liệu về gene, vật lý và sức khoẻ - được hình thành từ hơn 500.000 hồ sơ y tế từ năm 2006 đến 2016. Trong suốt 10 năm đó, gần 14.500 người tham gia đóng góp đã qua đời chủ yếu vì ung thư, bệnh tim và bệnh đường hô hấp.
Kết quả, bộ máy "deep learning" cho ra những tiên đoán chính xác nhất, xác định đúng 76% đối tượng đã chết trong thời gian nghiên cứu.
Trong khi "random forest" cho kết quả ấn tượng không kém với 64% chính xác. Mô hình Cox truyền thống chỉ đúng được 44% trên tổng số kết quả.
Minh Anh (Tổng hợp)