Trang Strategy Page của Mỹ tiết lộ, lực lượng Pháo binh số 2 (tên lửa chiến lược của Trung Quốc) có khả năng vừa mới được tăng thêm 2 lữ đoàn tên lửa đạn đạo, trong đó số lượng lữ đoàn tên lửa Đông Phong 21 (DF-21) đã được nâng lên thành 10 lữ đoàn.
Nguồn tin này cho biết, 2 lữ đoàn tên lửa mới này được trang bị tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D, được coi là tên lửa "sát thủ tàu sân bay", điều này đồng nghĩa với việc tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay DF-2D của quân đội Trung Quốc có khả năng đã được triển khai bố trí tác chiến.
Trong khi đó, theo tờ Global Security, Mỹ cho rằng tên lửa DF-21D của Trung Quốc về cơ bản đều được vận hành tốt nhưng cái khó của loại tên lửa này không thể định vị được mục tiêu trong thời gian ngắn, do đó không thể triển khai chiến đấu.
Hiện nay, quân đội Trung Quốc có khả năng đang tiến hành bí mật thử nghiệm tên lửa DF-21D. Trung Quốc đưa vào biên chế lữ đoàn thên lửa DF-21D có nghĩa là "sát thủ tàu sân bay" đã hình thành lên khả năng tác chiến.
Số lượng lữ đoàn tên lửa DF-21 đã được nâng lên thành 10 lữ đoàn |
Nguồn tin này cũng cho rằng, khả năng sử dụng hệ thống thám trắc của quân đội Trung Quốc như vệ tinh, máy bay trinh sát, tàu ngầm là "ngoài sức tưởng tượng". Thông qua việc kết hợp giữa các trang thiết bị, quân đội Trung Quốc đã có thể định vị gần đúng tàu sân bay của đối phương trước khi phóng tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay.
Theo Strategy Page, trong thực tế một số thiết bị định vị của quân đội Trung Quốc đã được đưa vào sử dụng, tuy nhiên những thiết bị này không gây sự chú ý của Mỹ. Nếu như Trung Quốc phóng nhiều vệ tinh viễn thám thì sẽ hình thành lên "biên đội trinh sát vũ trụ" ở độ cao 600 km ở khu vực Thái Bình Dương.
Tờ Strategy Page đưa ra phán đoán, hàng loạt vệ tinh viễn thám sẽ hình thành lên hệ thống giám sát trên biển của lực lượng hải quân Trung Quốc và cũng có thể hình thành lên thiết bị định vị để Trung Quốc sử dụng tên lửa đạn đạo tấn công tàu sân bay của đối phương.
Theo Global Security, cùng với sự hình thành khả năng chiến đấu của tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc và trước thông tin Trung Quốc đang tiến hành đóng thêm tàu sân bay thì Mỹ cần phải có hệ thống vũ khí chống hạm đời mới. Tờ báo này tiết lộ, hiện nay Mỹ đã đưa ra một vũ khí mới "sát thủ tàu sân bay", trong đó bao gồm hệ thống vũ khí như:
Đầu tiên là Mỹ liên tưởng tới việc dùng máy bay không người lái kết hợp với máy bay tuần tra P-8A để thu thập vết tích của các tàu chiến loại lớn, sau đó dùng tên lửa để tấn công. Máy bay không người lái và máy bay tuần tra P-8A đều được trang bị hệ thống liên kết dữ liệu hai chiều, từ đó nó có thể trao đổi thông tin với nhau để tấn công chính xác các tàu sân bay.
Các vũ khí chống tàu sân bay này có thể hình thành trong thời gian ngắn để đáp ứng nhu cầu trong thời gian gần đây của hải quân Mỹ.
Tên lửa DF-21 được coi là sát thủ tàu sân bay
Mỹ thực sự mong muốn "sát thủ tàu sân bay" là một tên lửa chống hạm siêu việt, nó không chỉ được phóng trên các máy bay mà nó còn được phóng đi từ các tàu chiến. Báo chí của Hàn Quốc tiết lộ, Cục nghiên cứu kế hoạch cấp cao của Lầu Năm Góc đã trao hợp đồng trị giá 218 triệu USD cho công ty Lockheed Martin để phát triển loại tên lửa chống hạm tầm ngắn (LRASM).
Dự án mà công ty Lockheed Martin đảm nhận là khai thác tính năng của 2 loại tên lửa chống hạm, trong đó LRASM-A là tên lửa tàng hình, có khả năng sẽ được trang bị cho chiến đấu cơ F-35 loại mới nhất của quân đội Mỹ, LRASM-B là tên lửa được trang bị trên tàu cao tốc, có khả năng sẽ trang bị cho tàu chiến Mỹ.
Tạp chí Alternathistory của Nga tiết lộ, LRASM nhanh nhất cũng phải trong năm nay mới được trang bị cho quân đội Mỹ. Cũng giống như tên lửa DF-21D của Trung Quốc, LRASM cũng phụ thuộc nhiều vào hệ thống định vị.
Công ty Lockheed Martin cùng hợp tác với công ty BAE của Anh để nghiên cứu kỹ thuật định vị thụ động cho tên lửa LRASM, khi cần thiết nó có thể sử dụng các trang thiết cảm biến để xác định vị trí tàu sân bay. Một khi hệ thống GPS và máy bay trinh sát cung cấp tín hiệu bất ngờ bị gián đoạn thì LRASM vẫn có thể bay và tấn công mục tiêu.
Theo Global Security, Lockheed Martin cho rằng, dự án LRASM tuy trong năm nay mới bắt đầu thực hiện nhưng Mỹ sẽ không mất nhiều thời gian như tên lửa DF-21D của Trung Quốc. Dự án này có 2 hướng phát triển, đó là tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.
Mỹ tin tưởng rằng, tên lửa chống tàu sân bay do công ty Lockheed Martin nghiên cứu sẽ có tầm phóng tương đối xa, nó có thể xuyên qua hệ thống phòng thủ của tàu chiến đối phương và thực hiện tấn công chính xác. Ngoài ra, tên lửa do công ty này sẽ có giá thành tương đối thấp.
Theo Đất Việt