Trải lòng của những người “chăm con người khác hơn con mình”

Trải lòng của những người “chăm con người khác hơn con mình”

Vũ Thị Thủy Tiên

Vũ Thị Thủy Tiên

Thứ 5, 16/01/2020 15:21

Sáng nay (ngày 16/1), bộ GD&ĐT đã tổ chức buổi gặp mặt giao lưu và tôn vinh những tấm gương điển hình cấp học mầm non năm học 2018-2019.

Phát biểu tại buỗi lễ, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã khẳng định: “Giáo viên mầm non là nghề đòi hỏi nhiều kỹ năng, áp lực cao nhất, học sinh nhỏ nhất, thời gian làm việc trong ngày dài nhất, lương thấp nhất so với bảng lương trong ngành giáo dục.

Các thầy cô đến trường chăm sóc trẻ từ tinh mơ và rời lớp học vào lúc chiều muộn, học sinh của các thầy cô là trẻ nhỏ và rất hiếu động. Để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ, trong suốt thời gian ở trường học, các thầy cô phải luôn chân, luôn tay, và luôn mắt, không một giây phút nào được lơ là.

Mặc dù Đảng, Nhà nước và xã hội rất quan tâm, đã có nhiều chính sách, nhưng hiện nay đời sống của giáo viên mầm non nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn. Nhận thức của xã hội và chính sách chưa tương xứng với vị trí, vai trò và sự đóng góp của giáo viên mầm non”.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam. 

Giáo dục - Trải lòng của những người “chăm con người khác hơn con mình”

Tại buổi giao lưu và tôn vinh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục mầm non.

"Giai đoạn phát triển của trẻ ở độ tuổi mầm non được các nhà khoa học, các chuyên gia giáo dục khẳng định là giai đoạn vàng để phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, ngôn ngữ, hình ảnh, nhân cách cho trẻ.

Với việc huy động hơn 5 triệu trẻ đến trường được chăm sóc giáo dục hàng ngày, giáo dục mầm non không chỉ tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ phát triển mà còn giúp hơn 10 triệu cha mẹ yên tâm công tác, tập chung lao động sản xuất đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội…”, Bộ trưởng nói.

Trong những năm gần đây, giáo viên mầm non đã nhận được những thành tựu đáng ghi nhận, điều này được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Trong bối cảnh đó, các thầy cô gánh vác trên vai trọng trách vô cùng có ý nghĩa, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam và tương lai của thế hế hệ mầm non phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc, giáo dục, vun trồng của thầy cô.

Giáo dục - Trải lòng của những người “chăm con người khác hơn con mình” (Hình 2).

Hàng trăm giáo viên và cán bộ quản lý trên khắp cả nước có mặt tại buổi giao lưu và tôn vinh.

Tại buổi giao lưu và tôn vinh những tấm gương điển hình cấp học mầm non, với sự tham dự của 127 giáo viên, cán bộ quản lý trong giáo dục mầm non trên cả nước, đã có không ít câu chuyện xúc động được chia sẻ.

Không giấu nổi nỗi nghẹn ngào xúc động, cô giáo Đinh Thị Huyền Trang, giáo viên trường mầm non số 2 Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình chia sẻ: “Hồi mới vào nghề, tôi nhận lớp ở vùng sâu, lúc đó 23 tuổi, đang mang thai bé thứ hai, nên mỗi buổi đến điểm trường, đều rất vất vả. Bé lớn gửi ở nhà cho ông bà chăm sóc, chẳng mấy khi được gần gũi với con mình, hầu hết thời gian đều dành trọn vẹn cho học sinh...

Càng gắn bó càng thêm yêu trẻ. Dù khó khăn trăm bề, nhưng tôi vẫn chưa một ngày có ý nghĩ sẽ rời xa các con, vì lòng yêu nghề, mến trẻ vẫn luôn luôn cháy bỏng”.

Giáo dục - Trải lòng của những người “chăm con người khác hơn con mình” (Hình 3).

Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm.

Cùng chung mạch ký ức và khát vọng “cõng chữ lên non”, cô Giàng Thị Chá, giáo viên trường mầm non Pà Vầy Sủ, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang cũng bộc bạch: “Tôi vào nghề từ năm 2005, mức lương hồi đó khoảng 300.000 đồng, thường xuyên phải ở lại điểm trường, vì cách nhà đến 8km đường dốc núi. Hồi ấy, chưa có đường lớn nên tôi phải đi bộ, tay dắt con lớn, tay bế con nhỏ, đi bộ mấy tiếng mới đến được điểm trường... Thậm chí, phải gùi thêm lương thực lên điểm trường để sinh hoạt đủ trong một tuần”.

Giáo dục - Trải lòng của những người “chăm con người khác hơn con mình” (Hình 4).

Cô Giàng Thị Chá chia sẻ kinh nghiệm và kỷ niệm suốt 15 năm gắn bó với nghề dạy trẻ.

Với những cô giáo “cắm bản” này, vất vả, gian lao là vậy, nhưng cứ nhìn thấy nụ cười trong trẻo của các con thì những “người mẹ thứ hai” lại “bỏ quên” những giọt mồ hôi sau lưng và bước tiếp.

Theo chia sẻ của cô Trần Thị Hương, Hiệu trưởng trường mầm non Hướng Dương, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, đã có những giai đoạn, địa phương không có lớp để giảng dạy, cô đã phải tự đi tìm thuê địa điểm để có không gian dạy trẻ.

Giáo dục - Trải lòng của những người “chăm con người khác hơn con mình” (Hình 5).

Giáo viên nhận bằng khen của Bộ trưởng bộ GD&ĐT.

Tại buổi giao lưu và tôn vinh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng kỳ vọng mỗi nhà giáo ngồi đây sẽ và mãi mãi là tấm gương sáng về tình yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết đổi mới sáng tạo, luôn rèn luyện tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn để đóng góp cho sự phát triển của giáo dục nước nhà, đưa giáo dục mầm non lên tầm cao mới, đạt mức tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, chăm lo co các thế hệ mầm non, thế hệ tương lai của đất nước.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.