Thời gian qua, báo chí đã phản ánh về tình trạng thu phí và bố trí các trạm thu phí đường bộ bất hợp lý, nhất là trên các tuyến đường bộ được đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Ngày 19/5 mới đây, Chính phủ cũng đã yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong ngày 20/5/2015.
Trong báo cáo giải trình của Bộ Giao thông Vận tải, trên các tuyến quốc lộ có 96 trạm thu phí đang và sẽ triển khai từ nay đến năm 2018. Trong đó, 83 trạm do Bộ ký hợp đồng với các nhà đầu tư BOT, 13 trạm do UBND các tỉnh thực hiện. Theo Bộ Giao thông Vận tải, để thu hút đầu tư hạ tầng, nhà nước đã có cơ chế đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng qua việc thu phí các tuyến đường BOT. Trường hợp các trạm thu phí không đảm bảo tối thiểu 70 km trên cùng tuyến đường, Bộ Giao thông vận tải cho rằng đã thống nhất với UBND cấp tỉnh và Bộ Tài chính từ khi lập dự án đầu tư và khảo sát hiện trường để lựa chọn vị trí phù hợp, theo đúng quy định của Bộ Tài chính.
Khi dự án hoàn thành, Bộ Tài chính ban hành thông tư thu phí áp dụng riêng cho từng trạm để nhà đầu tư tổ chức thực hiện. Do đó, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, việc thành lập các trạm thu phí BOT đã tuân thủ đúng quy định của Bộ Tài chính, có sự đồng thuận của địa phương liên quan.
Bộ trưởng Thăng khẳng định, các trạm thu phí BOT thực hiện đúng quy định hiện hành. Ảnh minh họa
Bên hành lang quốc hội, trả lời báo chí về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết, việc đặt trạm thu phí, mức phí làm theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Ông cũng khẳng định lại thông tin đã giải trình với Chính phủ, những trạm thu phí không đảm bảo khoảng cách tối thiểu 70 km, Bộ Giao thông Vận tải phải thốn