Trận đánh kinh điển làm nên tên tuổi của Thành Cát Tư Hãn

Trận đánh kinh điển làm nên tên tuổi của Thành Cát Tư Hãn

Lương Quốc Tiệp

Lương Quốc Tiệp

Chủ nhật, 21/04/2019 12:30

Thành Cát Tư Hãn là một trong những vị hoàng đế nổi tiếng nhất trong lịch sử thế giới, ông không chỉ thống nhất được các bộ tộc của Mông Cổ mà còn mở rộng các cuộc chinh phạt khắp nơi từ châu Á sang châu Âu.

Sự kiện - Trận đánh kinh điển làm nên tên tuổi của Thành Cát Tư Hãn

Thành Cát Tư Hãn là nhân vật đặc biệt trong lịch sử. Ông đã biến những kẻ du mục trên thảo nguyên Mông Cổ thành người thống lĩnh thế giới.

Thành Cát Tư Hãn (1162-1227), ông là người đã xây dựng nên đế quốc Mông Cổ hùng mạnh nhất trong lịch sử. Theo những tài liệu còn lưu lại được, trong cuộc đời binh nghiệp của mình, vị Đại Hãn của đế quốc Mông Cổ đã chỉ huy 32 chiến dịch lớn, 65 trận đánh, chinh phục từ châu Á sang châu Âu đất đai ở những nơi ông đã đi qua, nhiều hơn bất cứ nhân vật nào khác trong lịch sử. Con số thống kê trên cho thấy được tài năng quân sự hiếm có của ông.

Dù vẫn gây ra rất nhiều tranh cãi, vì hàng triệu người đã phải bỏ mạng bởi những cuộc chinh phục của vị Đại Hãn này, từ cổ chí kim, không một ai có thể phủ nhận tài năng của ông.

Từ điển bách khoa toàn thư Encarta đã viết về ông: "Sự vĩ đại của Thành Cát Tư Hãn không chỉ thể hiện ở chỗ ông là nhà lãnh đạo quân đội tài ba mà còn ở việc tổ chức, kỉ luật và sự nỗ lực tuyệt vời của quân đội".

Cậu bé chăn cừu tủi nhục

Sự kiện - Trận đánh kinh điển làm nên tên tuổi của Thành Cát Tư Hãn (Hình 2).

Thành Cát Tư Hãn không được thừa hưởng bất cứ di sản nào của gia đình để lại. Ngược lại, ngay từ tấm bé, ông đã bị buộc phải đấu tranh sinh tồn trên thảo nguyên Mông Cổ.

Theo Nguyên sử, Thành Cát Tư Hãn có tên là Thiết Mộc Chân (Temujin), con của Dã Tốc Cai thủ lĩnh tộc người Kiyad. Khi Thiết Mộc Chân lên 9 tuổi thì cha ông bị các người Tatar đầu độc mà chết. Bộ lạc của ông sau đó đã đuổi gia đình của ông đi và khiến cho mẹ ông phải một thân một mình nuôi 7 đứa con.

Lớn lên, Thành Cát Tư Hãn phải đi săn bắn và hái lượm để kiếm ăn. Thậm chí, ông và người vợ trẻ còn bị bắt cóc, phải sống như nô lệ trước khi trốn thoát.

Bất chấp những khó khăn thuở đầu, ở độ tuổi trên 20, ông đã khẳng định được vị thế của mình là một chiến binh và thủ lĩnh đáng gờm.

Sau khi tập hợp được một đội quân những người ủng hộ, Thành Cát bắt đầu xây dựng liên minh với người đứng đầu các bộ lạc quan trọng. Vào năm 1206, ông đã củng cố thành công các liên minh thảo nguyên dưới ngọn cờ Thành Cát.

Và từ đó, ông không còn mang tên là Thiết Mộc Chân như ban đầu được đặt mà chuyển sang cái tên quen thuộc Thành Cát Tư Hãn. Đồng thời, ông được phong làm lãnh đạo của người Mông Cổ tại một cuộc họp bộ lạc có tên là "kurultai".

Quân Mông Cổ dù không đông, nhưng bằng tài cưỡi ngựa, bắn cung, chiến đấu dũng mãnh, lại có sự chỉ huy của Thành Cát Tư Hãn, đánh đâu thắng đấy, lập nên một đế quốc rộng lớn bậc nhất trong lịch sử.

Sự kiện - Trận đánh kinh điển làm nên tên tuổi của Thành Cát Tư Hãn (Hình 3).

Lăng của Thành Cát Tư Hãn tại Ordos (Ngạc Nhĩ Đa Tư), Nội Mông Cổ, Trung Quốc. (Ảnh từ wikipedia.org)

Tiến đánh Đại Kim

Sau khi hoàn tất việc thống nhất Mông Cổ, tham vọng tiếp theo của Thành Cát Tư Hãn chính là bành trướng ra bên ngoài và nước Kim lúc bấy giờ là một vật cản. Chưa kể, trước đây, Đại Kim luôn thúc ép Mông Cổ, bắt họ phải cống nộp nặng nề. Do đó, tấn công đất nước của bộ tộc Nữ Chân này chính là mũi tên trúng 2 đích của ông.

Để tạo ra nguyên cớ chiến tranh, năm 1210, Thành Cát Tư Hãn sỉ nhục Hoàng Nhan Vĩnh Tế bằng cách công khai nói rằng hoàng đế triều Kim hèn nhát và không đủ tư cách thiên tử: “Hoàng đế phải là người nhà trời như ta mới phải”.

Hoàng Nhan Vĩnh Tế biết tin vô cùng giận dữ và ra lệnh xử tử sứ giả người Mông Cổ. Căng thẳng giữa hai bên bắt đầu leo thang.

Sự kiện - Trận đánh kinh điển làm nên tên tuổi của Thành Cát Tư Hãn (Hình 4).

Dưới sự chỉ đạo của Thành Cát Tư Hãn, quân Mông Cổ đánh bại quân đội của nhà Kim.

Một năm sau, 9 vạn quân Mông Cổ tiến đánh nước Kim. Trước khi tham chiến, Thành Cát Tư Hãn cầu nguyện với thần bầu trời Tengri trên sông Kherlen với hy vọng quân Mông Cổ sẽ giành chiến thắng. Thành Cát Tư Hãn cũng thề sẽ rửa hận cho tổ tiên là Yêm Ba Hài bị xử tử năm 1146 dưới lệnh của hoàng đế nhà Kim là Hy Tông.

Quân Mông Cổ dưới sự chỉ huy của Thành Cát Tư Hãn vẫn tiến vào nước Kim. Chỉ trong vài tháng, Kim mất nhiều thành trì. Triều đình nhà Kim vội phái quân tới trấn giữ Ô Sa Bảo trên vùng Hà Bắc, tuy nhiên đã bị Thành Cát Tư Hãn nhưng nhanh chóng bị đánh bại. Điều khiến quân Kim thua là do thời gian đầu không đoán biết được phương hướng hành binh của người Mông Cổ nên người Nữ Chân đã dàn mỏng quân trên 1 trận tuyến dài khiến cho họ không thể đương cự với mũi tấn công tập trung và ồ ạt của người Mông Cổ.

Dã Hồ Lĩnh - Trận đánh lớn nhất của Thành Cát Tư Hãn

Sự kiện - Trận đánh kinh điển làm nên tên tuổi của Thành Cát Tư Hãn (Hình 5).

Quân Mông Cổ dù không đông, nhưng giỏi cưỡi ngựa, bắn cung.

Theo nhiều nhà sử học, trận đánh lớn, kinh điển nhất trong cuộc đời binh nghiệp của vị Đại Hãn Mông Cổ chính là Dã Hồ Lĩnh. Đây là trận đánh giúp Thiết Mộc Chân chinh phục được nước Kim, đồng thời, mở toang cánh cửa để tiến quân vào nước Tống, tạo tiền đề để cháu ông là Hốt Tất Liệt thu phục hoàn toàn Trung Quốc sau này.

Rút kinh nghiệm thua trận do dàn quân chia nhỏ để giữ các thành, quân nước Kim thay đổi chiến thuật tập trung quân đông lại để đối phó với quân Mông Cổ.

Quân sư mới của nước Kim là Hoàn Nhan Thừa Dụ thống lĩnh quân nước Kim, lệnh cho dân ở Hằng Châu, Xương Châu, Phủ Châu di chuyển về Dã Hồ Lĩnh. Mục tiêu của ông ta là tận dụng địa hình núi non của Dã Hồ Lĩnh để ngăn bước kị binh Mông Cổ.

Quân Kim cũng tập trung 45 vạn quân chủ lực tại Dã Hồ Lĩnh, chia làm 2 cánh, cánh chính gồm 30 vạn quân trực tiếp đối mặt với quân Mông Cổ, cánh thứ 2 gồm 15 vạn quân sẵn sàng tiếp ứng.

Quân Mông Cổ chỉ có 9 vạn quân, so với quân Kim thì ít hơn rất nhiều. Tấn công vào Dã Hồ Lĩnh là trận đánh lớn nhất tính đến thời điểm đó của quân Mông Cổ.

Lúc này viên tướng thiện chiến của Mông Cổ là Mộc Hoa Lê liền hiến kế rằng trước tiên cần dùng quân cảm tử tấn công sâu vào trung quân đối phương, khiến quân Kim rối loạn. Sau đó các cánh quân khác mới chia đường tấn công.

Thành Cát Tư Hãn liền sai Mộc Hoa Lê dẫn đội quân Bát Lỗ Doanh tấn công vào trung quân. Dã Hồ Lĩnh núi non hiểm trở khiến quân Mông Cổ không sao phát huy được sức mạnh kỵ binh, nhiều nơi phải dắt bộ ngựa. Tuy nhiên quân Mông Cổ vẫn tiến đánh thẳng vào khu trại chính của Hoàn Nhan Thừa Dụ, khiến quân Kim hoảng loạn. Lúc này quân Mông Cổ mới chia các cánh tấn công thẳng vào.

Sự kiện - Trận đánh kinh điển làm nên tên tuổi của Thành Cát Tư Hãn (Hình 6).

Tranh Lụa về Thành Cát Tư Hãn.

Trước khí thế của quân Mông Cổ, quân Kim đại bại, 15 vạn quân thuộc cánh thứ 2 đến tiếp ứng nhưng trước tình thế quân Kim hoảng loạn thì cánh quân này cũng bỏ chạy.

Quân Kim đại bại, tướng Hoàn Nhan Cửu Cân cùng 30 vạn quân bị tử trận, xác quân Kim trải dài hàng trăm dặm.

Quân Kim tập trung toàn bộ quân chủ lực, cũng như quân tinh nhuệ cho trận đánh này, vì thế khi mất đi đội quân chủ lực, nước Kim không còn đủ sức đương đầu với Mông Cổ. Các trận đánh sau này quân Kim dễ dàng bị đánh bại, nước Kim rơi vào tay Mông Cổ.

Video: Thành Cát Tư Hãn vị hoàng đế vĩ đại.

Đế chế mông cổ

Quốc Tiệp

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.