Trang bị kiến thức cho "cuộc chiến" phòng, chống mua bán người

Trang bị kiến thức cho "cuộc chiến" phòng, chống mua bán người

Hồ Hải Nam

Hồ Hải Nam

Thứ 4, 11/12/2024 07:37

Hơn 300 cán bộ đoàn viên được phổ biến, tuyên truyền kiến thức phòng chống tệ nạn mua bán người.

Ngày 10/12, tại huyện Đăk Đoa (tỉnh Gia Lai), hơn 300 cán bộ, đoàn viên thanh niên đã tham gia chương trình tập huấn về kiến thức và kỹ năng phòng, chống mua bán người.

Chương trình được tổ chức theo kế hoạch công tác năm 2024 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ, phối hợp giữa Bộ Công an, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Tỉnh đoàn Gia Lai.

Đây là chương trình tập huấn nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng tuyên truyền về phòng, chống mua bán người cho cán bộ đoàn cơ sở.

Với chủ đề "Không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến phòng, chống mua bán người", chương trình tập huấn nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về tội phạm buôn người, nhận diện dấu hiệu của tội phạm này và các biện pháp phòng tránh.

Đồng thời, chương trình còn giúp cán bộ đoàn cơ sở nâng cao kỹ năng truyền thông hiệu quả trong công tác phòng, chống mua bán người.

Trang bị kiến thức cho "cuộc chiến" phòng, chống mua bán người- Ảnh 1.

Hơn 300 cán bộ, đoàn viên thanh niên đã tham gia chương trình tập huấn kiến thức và kỹ năng về phòng, chống mua bán người.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ, tình hình tội phạm mua bán người hiện đang diễn ra hết sức phức tạp trên toàn quốc. Trong quý III/2024, cơ quan chức năng đã tiếp nhận 63 tin báo, tố giác liên quan đến tội phạm này và điều tra, xử lý 83 vụ án với 240 bị can và 269 nạn nhân.

Đặc biệt, tội phạm mua bán người dưới 16 tuổi chiếm 37 vụ án, liên quan đến 130 bị can và 120 nạn nhân. Cũng trong thời gian này, cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố mới 32 vụ án với 92 bị can. Thống kê cho thấy, hơn 59% số nạn nhân bị mua bán trong nội địa, trong đó có 61 trẻ sơ sinh.

Chương trình tập huấn cung cấp các kiến thức lý thuyết cơ bản và chú trọng vào việc trao đổi, giải đáp thắc mắc, cũng như sử dụng phương pháp sân khấu hóa để thông tin trở nên sinh động và dễ tiếp thu.

Các cán bộ, đoàn viên, thanh niên cơ sở được trang bị kỹ năng nhận diện dấu hiệu của tội phạm mua bán người, cách tiếp cận và hỗ trợ nạn nhân, cũng như phương pháp tuyên truyền hiệu quả đến cộng đồng.

Với chủ đề Ngày phòng, chống mua bán người năm 2024 là "Không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến phòng, chống mua bán người", Chính phủ đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, ký kết nhiều hiệp định và tổ chức các hoạt động hiệu quả để bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân, đồng thời tăng cường đấu tranh chống lại tội phạm này.

Trang bị kiến thức cho "cuộc chiến" phòng, chống mua bán người- Ảnh 2.

Nhiều tình huống sát với thực tế được đưa ra tập huấn cho đoàn viên, thanh niên.

Cuộc chiến chống mua bán người còn nhiều thách thức, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành và toàn xã hội với hệ thống giải pháp đồng bộ từ phòng ngừa, can thiệp đến hỗ trợ. Đoàn viên thanh niên với sức trẻ và nhiệt huyết được kỳ vọng sẽ trở thành những tuyên truyền viên tích cực, góp phần đẩy lùi tội phạm mua bán người.

Ông Lê Đình Chiến, Bí thư huyện Đoàn Đắc Đoa phát biểu: "Cùng với tội phạm ma túy, tình hình tội phạm mua bán người ở nước ta liên tục diễn biến phức tạp.

Bên cạnh thủ đoạn truyền thống với hình thức gặp gỡ để tiếp xúc làm quen trực tiếp với nạn nhân, tội phạm mua bán người đang có xu hướng thay đổi phương thức hoạt động "từ truyền thống sang hiện đại", lợi dụng nền tảng mạng xã hội (Facebook, Zalo, Viber, Wechat...) để dụ dỗ, lừa gạt nạn nhân, các đối tượng tiếp tục lợi dụng hoạt động tư vấn, môi giới hôn nhân với người nước ngoài, cho nhận con nuôi, du lịch, thăm thân, người có nhu cầu xuất khẩu lao động... để tuyển chọn, dụ dỗ, lôi kéo sau đó lừa bán nạn nhân".

"Nạn nhân bị mua bán hiện nay ngoài trẻ em, phụ nữ, còn có nam thanh niên dưới 30 tuổi. Chương trình hôm nay là hoạt động tiếp tục khẳng định sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng công an và đoàn thanh niên các cấp trong công tác phòng ngừa, nhất là công tác tuyên truyền, truyền thông về phòng, chống mua bán người với nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng, hướng về cơ sở và các đối tượng thanh thiếu niên, trẻ em có nguy cơ cao bị mua bán".

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.