Tranh cãi biếu Tết nhà nội, nhà ngoại và “hiến kế” của các nàng dâu

Tranh cãi biếu Tết nhà nội, nhà ngoại và “hiến kế” của các nàng dâu

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 3, 21/01/2020 20:00

Không ít cặp vợ chồng mỗi khi đến Tết là lại tất bật, lo sắm sửa và tiền biếu Tết nội ngoại hai bên. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc góp Tết, biếu Tết cũng được vợ và chồng đều cảm thấy thoải mái.

“Cảm giác bên trọng bên khinh”

Đó là lời chia sẻ của chị Hồng Nhung (Sơn La), chị chia sẻ chị lập gia đình cách đây 2 năm, nhà chồng chị quê ở Bắc Giang. Vợ chồng chị ngày thường chung sống với nhau rất vui vẻ, hạnh phúc. Nhưng, cứ mỗi khi đến Tết là gia đình lại "khúc mắc" chuyện góp Tết hai bên nội ngoại.

Chị Hồng Nhung tâm sự: “Con gái đi lấy chồng là theo nhà chồng, chỉ có dịp lễ Tết mới có cơ hội để báo hiếu lại nhà ngoại. Tết đến, tôi thường bàn chồng là “biếu nhà ngoại 10 triệu tiêu Tết, nhà nội 5 triệu” nhưng chồng tôi không đồng ý, chồng có nói phải chu toàn cho nhà chồng nhiều hơn. Một là cho bằng nhau hai là không cho. Điều này khiến tôi vô cùng chạnh lòng”.

Gia đình - Tranh cãi biếu Tết nhà nội, nhà ngoại và “hiến kế” của các nàng dâu

Tranh cãi chuyện biếu Tết, góp Tết nhà nội nhà ngoại (Ảnh minh hoạ).

Theo lời chia sẻ của chị Nhung, con gái một khi đã đi lấy chồng thì việc đầu tiên là chu toàn nhà chồng. Nhưng, bản thân chị cũng muốn làm trọn đạo hiếu với nhà ngoại, bố mẹ đẻ… ấy vậy mà chồng của chị không hiểu, khiến chị có cảm giác bên trọng bên khinh.

Tương tự trường hợp của chị Hồng Nhung, chị Thu Thuỷ (Thái Bình) phàn nàn: “Vợ chồng tôi đã không ít lần tranh cãi nhau chuyện góp Tết nhà nội, nhà ngoại. Thậm chí, có lần chúng tôi giận nhau đến cả tuần vì cứ tôi đưa ra việc góp nhà ngoại nhiều hơn nhà nội một chút là anh ấy lại nói này kia”. 

Chị Thu Thuỷ cũng bộc bạch, chị chỉ nghĩ đơn giản cả năm cả tháng đi làm dâu nhà chồng, phục vụ nhà chồng rồi thì ngày Tết biếu bố mẹ đẻ hơn chút ít cũng không sao. Thế nhưng, việc này lại khiến chồng chị không đồng tình, rơi vào trạng thái căng thẳng…  

“Điều tôi lo sợ nhất chính là cả hai vợ chồng không tìm được tiếng nói chung trong việc biếu quà Tết nội ngoại, để tránh căng thẳng, tôi cũng đành xuống nước và làm theo ý chồng dù trong thâm tâm tôi không thật sự hài lòng”, chị Thu Thuỷ chia sẻ về giải pháp của mình.

Các nàng dâu “hiến kế”

Liên quan đến câu chuyện góp Tết, biếu Tết nhà nội nhà ngoại, chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin, hotmom Nguyễn Ly Ly (Hà Nội) bày tỏ.

“Nhà tôi không có quy định góp Tết hai bên nội ngoại, mà là bản thân tự cân đối. Cuối năm khi chồng có tiền thưởng về thì tôi cân đối, biếu ông bà nội một ít, ông bà ngoại một ít để ông bà sắm sửa thêm”, chị Ly Ly bật mí chuyện biếu Tết nhà mình.  

Gia đình - Tranh cãi biếu Tết nhà nội, nhà ngoại và “hiến kế” của các nàng dâu (Hình 2).

Chị Ly Ly luôn coi hai bên nội ngoại như nhau nên không bị khó xử.

Cũng chia sẻ thêm, chị Ly Ly cho biết gia đình chị không có chuyện tranh cãi biếu Tết nhà nội nhà ngoại, nhà nào hơn kém, ít nhiều: “Thường nhà tôi chia đều nội ngoại như nhau, hai bên đều sống tình cảm, chan hoà không gây ra sự ức chế, khó chịu cho nhau nên chuyện quà Tết, biếu Tết của gia đình tôi cũng rất nhẹ nhàng”.

5 năm làm dâu, chị Phan Chung (hiện đang là giám đốc kinh doanh tại Gia Lai) cũng khẳng định hai vợ chồng chưa hề tranh cãi gì việc biếu Tết nhà nội nhà ngoại.

Gia đình - Tranh cãi biếu Tết nhà nội, nhà ngoại và “hiến kế” của các nàng dâu (Hình 3).

Chị Phan Chung cũng thống nhất với chồng biếu Tết nhà nội nhà ngoại như nhau.

“Vì gia đình nhà nội và nhà ngoại gần nhau nên hai vợ chồng tôi đều ăn Tết hai bên, thường sẽ ăn Tết nhà chồng trước. Cha mẹ nào cũng là cha mẹ nên việc góp Tết, biếu quà 2 bên nội ngoại vợ chồng tôi đều thống nhất biếu như nhau. Thông thường, tôi hay mua quà bánh trái để sắp đặt lên bàn thờ tổ tiên. Quần áo cho cha mẹ hai bên. Còn năm nay, tôi biếu cả tiền và bánh kẹo”, chị Phan Chung chia sẻ về việc biếu quà Tết nội ngoại.

Việc góp Tết, biếu Tết không có công thức chung!

Trao đổi với PV, chuyên gia tâm lý Lê Thị Tuý cho rằng việc góp Tết không có công thức nào chung, mà tuỳ thuộc vào việc vợ chồng trao đổi phân chia nhau.

“Phải xác định, việc nhà nội nhà ngoại là việc của cả hai vợ chồng, cần phải liệt kê xem bố mẹ hai bên cần phải mua sắm thêm gì. Bên cạnh đó, trong xã hội hiện đại, việc đối nội đối ngoại không chỉ là việc của riêng người phụ nữ mà cần người chồng cũng san sẻ cùng. Có như vậy, mọi việc mới suôn sẻ và Tết diễn ra đầm ấm theo đúng nghĩa”, chuyên gia Lê Thị Tuý cho biết thêm.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.