Tranh cãi nảy lửa về tố cáo nặc danh của luật Tố cáo sửa đổi

Tranh cãi nảy lửa về tố cáo nặc danh của luật Tố cáo sửa đổi

Vũ Phương

Vũ Phương

Thứ 3, 30/05/2017 20:32

Dự thảo luật chỉ nên quy định hai hình thức tố cáo bằng đơn và trực tiếp và không giải quyết đối với tố cáo nặc danh để tránh lợi dụng.

Chiều 30/5, ĐBQH thảo luận tại tổ về dự án luật Tố cáo (sửa đổi), theo đó vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm đó là tố cáo nặc danh.

Văn bản - Chính sách - Tranh cãi nảy lửa về tố cáo nặc danh của luật Tố cáo sửa đổi

 Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội thảo luận tại tổ về dự án luật Tố cáo (sửa đổi). 

Phát biểu tại buổi thảo luận, đại biểu Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc Công an TP.Hà Nội cho rằng, đối với hình thức tố cáo, để xác định rõ trách nhiệm người tố cáo tránh tình trạng lợi dụng việc tố cáo để tố cáo tràn lan, sai sự thật. Bởi vậy, dự thảo luật chỉ nên quy định hai hình thức tố cáo bằng đơn và trực tiếp.

Đại biểu Đào Thanh Hải đề nghị: "Không giải quyết đối với tố cáo nặc danh, nhằm tránh tình trạng lợi dụng việc tố cáo xúc phạm danh dự uy tín tổ chức, cá nhân bị tố cáo.

Mặt khác, thực tiễn giải quyết tố cáo trong những năm qua cho thấy đơn tố cáo sai chiếm tỷ lệ lớn (qua tổng kết 4 năm thi hành Luật tố cáo thì có đến 59,3 % tố cáo sai, trên 28% tố cáo vừa đúng, vừa sai). Bởi vậy, chỉ nên xem tố cáo nặc danh là kênh thông tin tham khảo".

Vị đại biểu này cũng chỉ ra, Điều 22, dự thảo luật quy định các trường hợp không thụ lý giải quyết tố cáo. Tuy nhiên, để tránh trường hợp tố cáo đã được giải quyết, nhưng người tố cáo vẫn cố tình lợi dụng việc tố cáo đến nhiều người, đến các cơ quan nhà nước gây mất ANTT, an toàn xã hội thì cần bổ sung quy định về việc giải quyết tố cáo sau cùng.

Đối với nội dung bảo vệ người tố cáo và người thân thích của người tố cáo, ĐB Đào Thanh Hải kiến nghị: "Để bảo vệ tuyệt đối an toàn cho người tố cáo và người thân của họ thì cần bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi được giao nhiệm vụ”.

Văn bản - Chính sách - Tranh cãi nảy lửa về tố cáo nặc danh của luật Tố cáo sửa đổi (Hình 2).

  Luật sư Nguyễn Chiến (đoàn ĐBQH TP.Hà Nội). 

ĐB Nguyễn Chiến (đoàn ĐBQH TP.Hà Nội) cũng đồng tình chỉ nên quy định hai hình thức tố cáo trực tiếp và bằng đơn thư.

Ông Chiến phân phân tích: "Nếu cho phép tố cáo bằng các hình thức email, fax… người tố cáo không trực tiếp, không xác nhận thì không có giá trị pháp lý. Vì vậy, chỉ nên coi tố cáo qua mạng, thư điện tử là tin báo tội phạm, vi phạm để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết, xử lý.

Tố cáo là quyền và trách nhiệm của công dân. Công dân thực hiện quyền tố cáo phải danh chính và phải chịu trách nhiệm nếu tố cáo sai sự thật. Nhiều cá nhân lợi dụng tố cáo nặc danh để tố cáo sai sự thật.

Người bị tố cáo có danh sẽ bị mất uy tín, ảnh hưởng đến danh dự, công việc của họ, trong khi đó người tố các không chính danh nên không xử lý được theo quy định của phát luật".

ĐB Nguyễn Chiến cũng cho rằng, vấn đề bảo vệ người tố cáo nêu ra trong dự thảo còn chung chung về trách nhiệm bảo vệ người tố cáo của cơ quan hữu quan. Về tiếp nhận đơn thư tố cáo phải theo trình tự thủ tục quy định. Thời gian qua, nhiều người dân thực hiện quyền tố cáo đã bị đe dọa, cản trở, thậm chí còn bị xem xét về tội vu khống nếu trong nội dung tố cáo có một vài điểm sai.

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn ĐBQH TP.Hà Nội) đề nghị: "Cả xã hội phải bảo vệ người tố cáo. Chúng ta phải có văn hóa bảo vệ người tố cáo, phải bảo vệ họ một cách thật nghiêm túc từ trong trứng nước. Bên cạnh đó, cần có hình thức tôn vinh người tố cáo nếu họ tố cáo đúng”.

Vũ Phương

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.