"Thực tế, có rất nhiều người trùng họ, tên gây mất thời gian cho công tác truy tìm, phân loại đối tượng khi cần thiết. Mỗi người chỉ khác nhau dấu vân tay và tên bố mẹ và đó được coi là điểm khác biệt nổi bật để phân biệt nhanh người này với người kia. Vì vậy, việc thêm tên cha, mẹ vào CMND là để dễ cho cơ quan chức năng khi cần tìm nhanh một cá nhân nào đó”, thượng tá Bằng cho biết.
Nhóm yếu thế phải chịu... “thiệt thòi”: TS. Trịnh Hòa Bình (Viện Xã hội học) cho rằng: “Việc ghi tên bố, mẹ trong CMND là chủ trương quản lý xã hội minh bạch. Các cơ quan chức năng đã tính đến sự thuận tiện trong quản lý và có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, sẽ có những ý kiến cho rằng đó là vấn đề nhạy cảm đối với một nhóm xã hội yếu thế như trẻ mồ côi, con ngoài giá thú, con của người phạm tội hình sự…Tuy nhiên, theo tôi điều đó còn tùy theo quan điểm của mỗi người và bối cảnh xã hội. Xã hội còn sự kỳ thị thì nhóm yếu thế sẽ chịu “thiệt thòi”. Ở các quốc gia tiên tiến, CMND của họ còn có cả nhóm máu (tức là nhiều thông tin hơn). Nhưng họ quản lý theo mã vạch, khi đưa vào máy mới hiện ra. Còn ở ta, do kỹ thuật còn hạn chế nên thông tin phải in công khai”.
Anh Trần Trung Kiên (Viện Khoa học tổ chức Nhà nước- Bộ Nội Vụ) nêu ý kiến: “Theo tôi, việc có thêm tên cha mẹ trong CMND là không cần thiết, bởi muốn quản lý về nhân thân của một người thì chỉ cần nhập số CMND vào cơ sở dữ liệu quản lý chung, hoặc quét mã vạch lên máy quét là có thể truy xuất được thông tin của người đó. Quản lý là dựa trên mã số, mã vạch của CMND, chứ không phải quản lý bằng nhiều thông tin liên quan in trên CMND. Việc thêm tên cha, mẹ vào CMND làm cho thông tin cần đọc dài ra, không thuận tiện cho người dùng. Hơn nữa, việc nhập nhiều thông tin trên CMND có thể gây nhiều sai sót, mất thời gian điều chỉnh”.
Bà Trần Thị Liên (Cán bộ Hưu trí- Hà Nội) cho rằng: "Đành rằng, mục đích của việc thay đổi mẫu CMND mới của ngành công an là giúp phân biệt một cách chính xác về nhân thân của một công dân, minh bạch trong công tác quản lý. Đồng thời, khắc phục được việc một người sở hữu nhiều CMND khác nhau. Tuy nhiên, thực tế người dân (đặc biệt những cán bộ hưu trí) dùng chứng minh thư 9 số quen rồi. Bây giờ đổi thành 12 số thì sẽ “vênh” so với số cũ khi kê khai khi thực hiện các giao dịch cũ (mua bán nhà đất, sổ đỏ, gửi tiết kiệm ngân hàng…). Như vậy, chúng tôi sẽ phải xin xác nhận lại ở UBND, công an... gây nhiều rắc rối. Tâm lý chung của người dân là không muốn xáo trộn và chạy đi, chạy lại”.
Luật sư Hà Đăng (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết: “Mẫu CMND được cấp theo công nghệ mới, chất liệu mới, có in mã vạch hai chiều seã̈ giúp việc sử dụng và bảo quản tiện lợi, khó làm giả hơn. Việc ghi tên cha, me, ở một góc độ nào đó sẽ tạo thuận lợi cho người dân. Hiện nay, khi thực hiện một số công việc rất nhiều cơ quan yêu cầu người dân xuất trình Giấy khai sinh để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con, anh, chị em ruột. Ví dụ, trong khai nhận di sản thừa kế, nếu không có giiấy khai sinh sẽ không xác nhận được quan hệ huyết thống để hưởng thừa kế. Như vậy, việc CMND ghi thông tin về tên cha, mẹ sẽ là một trong những giấy tờ có thể thay thế cho Giấy khai sinh sử dụng trong trường hợp cần thiết”.
Chị Phùng Thị Mai (quận Tân Bình- TP.HCM) lo ngại: “Tôi biết, hiện có rất nhiều ý kiến xung quanh mẫu CMND mới đặc biệt là việc ghi thông tin về tên cha, mẹ. Tôi nghĩ không nên đưa tên cha, mẹ trong CMND. Nó có thể gây bất lợi cho người dùng như lộ những thông tin cá nhân, riêng tư vì CMND là giấy tờ dùng để giao dịch dân sự ở nhiều nơi. Ví dụ, nhiều người có cha, mẹ phạm tội hình sự nổi tiếng. Đôi khi họ phải di chuyển nơi sống, cố gắng hòa nhập, sống tốt hơn và quên đi chuyện buồn quá khứá. Thông tin bị lộ, họ có thể bị những người xung quanh lôi ra bàn tán, bị kỳ thị”.
Bước đầu thí điểm chưa bắt buộc Trả lời báo chí, Thượng tá Cao Xuân Lượng - phó trưởng Phòng Hộ khẩu và CMND, Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính và trật tự xã hội (C64, Bộ Công an) cho biết: “Thông tư 27 ngày 16/5/2012 của Bộ Công an quy định về mẫu CMND mới đã có hiệu lực từ 1/7/2012. Công nghệ làm CMND mới cũng cho phép công tác kiểm tra thông tin của một người nào đó hay đối chiếu CMND thật- giả, không phải đối chiều bằng mắt thường, mất thời gian và khó khăn do thay đổi khuôn mặt, kiểu tóc... Chỉ cần đưa CMND vào máy đọc mã vạch là kiểm tra được. Do bước đầu thí điểm nên qui định trên chưa bắt buộc, người dân vẫn có thể sử dụng CMND cũ. Thời gian đầu triển khai tại 3 quận, huyện của TP.Hà Nội, sau đó sẽ triển khai rộng khắp các địa bàn khác. Dự kiến, đến năm 2016, việc cấp CMND theo công nghệ mới sẽ được triển khai trên toàn quốc… Khi dự án được triển khai đến khu vực nào, người làm thủ tục cấp CMND lần đầu sẽ được làm theo mẫu mới. |
NPV