Tranh cãi về chiếc mặt nạ Ai Cập cổ từng mất tích

Tranh cãi về chiếc mặt nạ Ai Cập cổ từng mất tích

Thứ 5, 27/12/2012 23:51

– Một chiếc mặt nạ mạ vàng bị lấy từ xác ướp có niên đại 3.200 tuổi của Ai Cập vừa được phát hiện. Chiếc mặt nạ này tâm điểm của một vụ tranh chấp quốc tế và hiện rất có thể đang ở bảo tàng St. Louis của Mỹ.

Chiếc mặt nạ này được các nhà khảo cổ xác định là của Ka-Nefer-Nefer, một người phụ nữ cao thượng và quyền lực sống vào giai đoạn từ năm 1295-1186 trước Công nguyên.

Nó là của quý bà Ka-Nefer-Nefer, dài 20 inch, được mạ vàng, bọc trong một tấm vải lanh, đựng trong một hòm thủy tinh chạm gỗ, từng được khai quật vào năm 1952 từ một trong những kim tự tháp ở Saqquara, cách thành phố Cairo, Ai Cập khoảng 16km về phía Nam. Chiếc mặt nạ bị mất tích khỏi bảo tàng Cairo cách đây 40 năm.

Xã hội - Tranh cãi về chiếc mặt nạ Ai Cập cổ từng mất tíchChiếc mặt nạ đang gây tranh cãi.

Mặc dù vị thẩm phán khẳng định rằng chiếc mặt nạ trên là di vật cổ của Ai Cập từng bị đánh cắp. Nhưng bảo tàng St. Louis khẳng định họ đã nghiên cứu kỹ nguồn gốc của chiếc mặt nạ và mua nó một cách hợp pháp, không có bất kỳ bằng chứng nào chứng minh chiếc mặt nạ mà họ đang sở hữu là di vật bị đánh cắp.

Cơ quan chức năng Mỹ cho rằng chiếc mặt nạ bị đánh cắp vào một thời điểm giữa năm 1966, khi vận chuyển bằng tàu tới một cuộc triển lãm tại Cairo. Đến năm 1973, viện bảo tàng Ai Cập mới phát hiện ra nó đã bị mất tích. Bảo tàng Mỹ đã mua lại nó vào năm 1998 với giá 499.000 USD từ một đại lý nghệ thuật New York, trưng bày hiện vật này tại bảo tàng Forest Park kể từ đó.

Hiện tại hội đồng khảo cổ tối cao Ai Cập đã ra thông điệp gợi ý về việc xin nhận lại cổ vật, nhưng đã không được hồi đáp.

Tuy nhiên phía bảo tàng của Mỹ khẳng định trước khi mua cổ vật trên họ đã nghiên cứu kỹ xuất xứ và không có bất kỳ điều gì chỉ ra rằng nó đến Mỹ bằng con đường phạm pháp.

Chiếc mặt nạ này là một phần trong bộ sưu tập riêng của Kaloterna vào những năm 1960, trước khi thuộc về nhà sưu tập đồ cổ Croatia, Zuzi Jelinek khi ông này mua tại Thụy Sĩ, sau đó bán cho Bảo tàng Nghệ thuật Phoenix (NewYork). Sau đó bảo tàng St. Louis mua lại chiếc mặt nạ này từ Bảo tàng Nghệ thuật Phoenix (NewYork).


Tuấn Duy


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.