Tranh cãi việc có nên khởi tố hình sự vụ cô giáo bắt học sinh súc miệng bằng nước bẩn

Tranh cãi việc có nên khởi tố hình sự vụ cô giáo bắt học sinh súc miệng bằng nước bẩn

Duong Quang Sơn

Duong Quang Sơn

Thứ 6, 06/04/2018 19:00

Cô giáo bắt ép học sinh dùng nước giặt giẻ lau bảng súc miệng đã bị cho thôi việc tại trường. Vậy cô này có còn bị xử lý hình sự?

Vụ việc cô giáo Nguyễn Thị Minh H. (SN 1993),giáo viên tại Trường Tiểu học An Đồng (An Dương, Hải Phòng) phạt học sinh nói chuyện trong lớp bằng cách ép em này súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng đã khiến cho dư luận xôn xao.Cô này đã bị nhà trường cho thôi việc, nhưng dư luận vẫn băn khoăn với hành vi của cô này liệu có đủ yếu tố cấu thành tội hành hạ người khác theo Điều 140 BLHS 2015.

Tranh cãi việc có nên khởi tố hình sự vụ cô giáo bắt học sinh súc miệng bằng nước bẩn

Vụ việc khiến dư luận xôn xao bàn tán

Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, hành vi học sinh uống nước bẩn là nước giặt giẻ lau bảng thì rõ ràng không còn là hành vi nóng nảy, hành vi này có dấu hiệu của tội hành hạ người khác.

Hành vi này thể hiện sự thiếu tình thương với trẻ và không đủ phẩm chất, đạo đức để có thể tiếp tục đứng trên bục giảng.

Vì vậy, sự việc này không chỉ giải quyết trong nội bộ nhà trường, mà còn có thể yêu cầu cơ quan Công an vào cuộc xác minh làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật.

Nếu kết quả xác minh cho thấy cô giáo đã có hành vi đối xử tàn ác với học sinh, khiến học sinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chấn động tâm lý, gây dư luận xấu trong xã hội thì cô giáo này sẽ bị đuổi việc và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác".

Còn theo chuyên gia pháp lý Trần Huy Tuấn nhìn nhận, hành vi của cô giáo H. đã đủ yếu tố cấu thành tội Hành hạ người khác theo Điều 140 BLHS 2015.

Vì học sinh đã súc miệng xong cốc nước vắt ra từ giẻ lau bảng (thực hiện xong). Ngoài ra, còn chưa nói đến sự độc hại của nước vắt giẻ lau bảng đối với sức khỏe của học sinh sau khi bị ép súc miệng.Dù không đánh đập, nhưng cũng là hành hạ bằng cách làm nhục, sử dụng chất bẩn có thể tổn hại sức khỏe.

Theo ông Tuấn, trong vụ việc này lỗi của cô giáo bắt phạt học sinh súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng là khó có thể chấp nhận được, nhất là trong môi trường giáo dục, nơi rèn đức luyện tài. Ở đây, dấu hiệu của tội hành hạ người khác đã có.

Tuy nhiên, theo ông Tuấn vụ việc này nên xử lý kỷ luật bằng hành chính cũng đủ sức răn đe giáo dục rồi, vì cô giáo này trẻ người non dạ, thiếu phương pháp sư phạm nên mới dẫn đến hành vi bắt phạt học sinh như thế.

Nếu cơ quan công an khởi tố vụ án thì có thể lại không đạt được biện pháp giáo dục, cái đang thiếu trong môi trường giáo dục của ta hiện nay.

Khoản 1 Điều 140  BLHS năm 2015 quy định, người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên.

Nếu cơ quan công an vào cuộc điều tra và kết luận cô giáo này có hành vi làm nhục người khác thì cô này có dấu hiệu vi phạm vào điểm a khoản 2 điều này với khung hình phạt lên đến 3 năm tù. 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.