Tranh cãi việc dùng tiền bán sưa 200 tuổi

Tranh cãi việc dùng tiền bán sưa 200 tuổi

Nguyễn Văn Báo

Nguyễn Văn Báo

Thứ 2, 25/12/2017 14:34

Gần 1 năm sau khi cây sưa 200 tuổi được bán cho đại gia gỗ Đồng Kỵ, nhiều người dân Đông Cốc tỏ ra bất bình về cách tiêu tiền bán sưa của chính quyền thôn.

Dùng tiền bán sưa đổ kè người dân ‘mâu thuẫn’ chính quyền

 Tìm về thôn Đông Cốc, xã Hà Mãn (Thuận Thành – Bắc Ninh) sau gần 1 năm nơi đây diễn ra sự kiện bán cụ sưa 200 tuổi ở đình làng cho đại gia gỗ Đồng Kỵ với giá 24 tỷ đồng, quang cảnh không có nhiều đổi mới.

Xã hội - Tranh cãi việc dùng tiền bán sưa 200 tuổi

Đường vào di tích đình Đông Cốc (Hà Mãn - Thuận Thành - Bắc Ninh).

Con đường dẫn vào làng vẫn gập ghềnh những ổ gà, ổ voi lầy lội như cách đây 1 năm. Chỉ khác điều, môt số ngôi nhà cũ kỹ trước đây thì nay đã khang trang hơn hẳn. Bên lối dẫn vào đình làng nhiều người dân tập trung theo dõi việc xây dựng một bờ kè bằng bê tông được đầu tư từ tiền bán sưa. Tuy nhiên, đây cũng là sự bắt nguồn của nhiều mâu thuẫn mới tại làng quê này.

Có mặt tại đình làng, PV nhận được phản ánh của nhiều người dân thôn Đông Cốc cho biết, công trình bờ kè được xây dựng có giá trị khoảng 2 tỷ đồng từ số tiền bán sưa nhưng tuyệt nhiên người dân không được hỏi ý kiến.

Ông Nguyễn Văn Khuyến, người dân thôn Đông Cốc bức xúc cho biết: “Công trình bờ kè này do chính quyền thôn tự lấy tiền bán sưa rồi đè ra làm, người dân không được họp bàn hỏi ý kiến”.

Ông Khuyến cho rằng, dù đường đi lại trong thôn xuống cấp nghiêm trọng nhưng chính quyền lại không chú trọng làm đường mà đi đầu tư vào công trình bờ kè này là không hợp lý.

Xã hội - Tranh cãi việc dùng tiền bán sưa 200 tuổi (Hình 2).

Đoạn bờ kè trước di tích đình làng Đông Cốc dài gần 100m với chi phí dự kiến 1,8 tỷ đồng từ tiền bán cây sưa 200 tuổi. 

 “Đường thì lầy lội, mùa gặt vừa rồi chúng tôi phải thuê mắt cắt kéo đến nửa cây số mới ra đến đường to để kéo thóc về…. Trong khi đó, theo tôi được biết công trình này dài chưa đầy 100m nhưng chi phí ngốn đến khoảng 2 tỷ đồng”, ông Khuyến bày tỏ.

Một số bô lão có mặt tại đình Đông Cốc cũng bày tỏ mong muốn số tiền bán sưa được dùng làm đường giao thông và cho biết: “Việc thôn làm bờ kè tại lối dẫn vào đình người dân không được họp hành bàn bạc và chi phí làm là tương đối đắt đỏ”.

Bên cạnh đó, người dân cũng thắc mắc về số tiền hơn 10 tỷ đồng bán sưa còn lại, sau khi trừ số tiền đã chia cho dân nay được ai quản lý, chi tiêu như thế nào?

Trước phản ánh trên, PV tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Mận, Trưởng thôn Đông Cốc. Tuy nhiên, ông này đi vắng. Qua điện thoại ông này khẳng định việc làm công trình này đã được xin ý kiến các cụ bô lão và có chỉ đạo từ cấp trên.

Theo ông Mận, công trình này được chia làm 2 phần và có giá trị 1,8 tỷ đồng dù trong thiết kế là trên 2 tỷ đồng. Tuy vậy, ông Mận không trả lời về số tiền còn lại của việc bán sưa.

Xã hội - Tranh cãi việc dùng tiền bán sưa 200 tuổi (Hình 3).

Đình làng Đông Cốc hiện còn 1 "cụ" sưa trên 400 tuổi.

 Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hiến – Chủ tịch UBND xã Hà Mãn lại chỉ trả lời rằng, đã nhận được ý kiến của thôn về việc làm bờ kè này nhưng không cung cấp tài liệu nào thêm cho PV.

Liên quan đến vụ việc mua bán cây sưa 200 tuổi ở đình làng Đông Cốc, được biết UBND huyện Thuận Thành mới đây đã có yêu cầu UBND xã Hà Mãn, Chủ tịch UBND xã Hà Mãn kiểm điểm, rút kinh nghiệm vì đã để xảy ra sai sót, khuyết điểm trong quá trình thực hiện bán đấu giá cây gỗ sưa này.

Ngoài ra, yêu cầu kiểm điểm đối với ông Nguyễn Văn Mận, Trưởng thôn Đông Cốc và ông Nguyễn Văn Vẹn, thành viên Ban Quản lý di tích đình Đông Cốc vì thông báo trên loa truyền thanh với nội dung thông báo về việc các hộ dân thôn Đông Cốc nhận tiền “hỗ trợ sản xuất nông nghiệp” mà không thông báo rõ “số tiền này được chi từ tiền bán cây gỗ sưa”.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.