Đối với trẻ nhỏ, việc bị táo bón là dấu hiệu của chứng rối loạn chức năng tiêu hóa. Táo bón về cơ bản sẽ không ảnh hưởng quá lớn tới bé nếu chỉ diễn ra tạm thời vài ngày, do sự thất thường về chế độ ăn uống. Tuy nhiên nếu trẻ bị táo bón nặng, kéo dài trong nhiều ngày liền, cha mẹ cần nghiêm túc xem xét nguyên nhân táo bón do đâu, biện pháp nào trị táo bón đúng đắn.
Trẻ bị táo bón không đi ngoài được trong nhiều ngày có nguy hiểm không?
Táo bón ở trẻ nhỏ là tình trạng tắc nghẽn đầu ra. Khi phân bị ứ đọng tại đại tràng, không được tống thải đều đặn dễ gây nên nhiều hậu quả xấu.
Phân ở lâu trong đại tràng bị tái hấp thu nước, trở nên khô cứng, rất khó để đại tiện. Đặc biệt, lượng chất thải dồn nén vài ngày đã đủ khiến khối phân to bất thường. Lúc này, trẻ phải gắng sức rặn cũng khó lòng đi ngoài được. Bên cạnh đó, nếu cha mẹ nóng vội mà dùng các thuốc nhuận tràng, tẩy xổ, phân bị cưỡng ép đẩy ra ngoài gây ra chứng nứt hậu môn, chảy máu lẫn vào phân. Tình trạng này tiếp diễn nhiều lần khiến trẻ đau đớn, lo sợ, cố nín nhịn việc đại tiện. Dần dà, táo bón trở thành vòng luẩn quẩn, ngày càng nặng hơn.
Trẻ em cũng vậy, chỉ có thể tiêu hóa bình thường nếu trên ăn, dưới thải đều đặn. Tình trạng không đi ngoài được ở trẻ nhỏ khiến trẻ dễ bị đầy chướng bụng, chán ăn, kém tiêu hóa. Điển hình có bé bị táo bón trong 5 năm liền, phân tích lại tới 5kg, bụng chướng, thể trạng gầy còi, kém phát triển.
Còn chưa kể trẻ bị táo bón, rối loạn tiêu hóa thường dễ sinh tâm lý khó chịu, không đủ năng lượng và tinh thần để học tập, vui chơi, khám phá thế giới xung quanh.
Nguyên nhân khiến trẻ hay bị táo bón không đi ngoài được
Cha mẹ cần hiểu, trẻ bị táo bón thường xuất phát từ 2 nguyên nhân chính sau:
- Thứ nhất: Trẻ bị táo bón kéo dài do bệnh lý.
Một số trẻ khi còn nhỏ đã mắc các bệnh lý như phình giãn đại trực tràng, hẹp hậu môn, trĩ bẩm sinh… gây biến đổi cấu trúc đường tiêu hóa. Những trẻ bị táo bón do bệnh lý này thường khó điều trị hoàn toàn. Táo thường chỉ khỏi nếu các bệnh trên được giải quyết triệt để. Trường hợp này, cha mẹ nên áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ tổng thể để giảm tối đa các khó chịu mà táo bón gây ra cho bé.
- Thứ hai: trẻ bị táo bón chức năng - gặp ở 95% số trẻ bị táo bón không đi ngoài được
Táo bón ở trẻ nhỏ chủ yếu xuất phát từ chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, bé lại hay tiếp xúc với nhiều nguồn thức ăn mới lạ. Thực đơn của bé đôi khi không cân đối, thiếu chất xơ, trẻ nín nhịn đi cầu, sợ phải đại tiện, uống ít nước hoặc dùng một số loại thuốc gây táo bón như sắt, canxi, kháng sinh...
Cách điều trị cho trẻ bị táo bón không đi ngoài được
Đối với những bé đã bị táo bón trong 3-4 ngày liền, thậm chí là cả tuần, điều đầu tiên là làm thế nào để cho bé có thể đi ngoài được nhanh chóng.
Dưới đây là một số biện pháp trị táo bón khẩn cấp cha mẹ có thể áp dụng ngay cho con:
- Mẹo 1: Dùng mồng tơi ngoáy hậu môn
Mồng tơi rửa sách, tước vỏ và ngoáy vào phần hậu môn của bé. Tầm khoảng 5 – 10 phút sau, bé sẽ có cảm giác đại tiện và dễ đi ngoài hơn.
- Mẹo 2: Dùng mật ong thụt hậu môn
Theo như kinh nghiệm của nhiều mẹ, nếu như trẻ quá khó đại tiện, có thể dùng nước pha mật ong để thụt hậu môn cho trẻ.
Cách làm:
- Pha mật ong với nước theo tỉ lệ 1 : 3
- Dùng tăm bông thấm dung dịch trên và đút nhẹ vào hậu môn của trẻ
- Nhờ tác dụng bôi trơn và kích nhu động đại tràng, bé sẽ dễ dàng đi ngoài hơn.
* Lưu ý, cha mẹ nên cho con ăn nhiều rau xanh, uống nước hoa quả (không lọc bỏ xơ) để hỗ trợ phân bé mềm hơn. Với hai phương pháp trên, đặc biệt là các loại thuốc tẩy xổ, thụt tháo chỉ nên dùng tạm thời, không nên dùng thường xuyên. Nếu lạm dụng những cách trên, trẻ sẽ mất dần cảm giác buồn đại tiện, không thể tự đại tiện bình thường và phụ thuộc nhiều vào các biện pháp hỗ trợ.
Để trị táo bón hiệu quả cho bé, cần một giải pháp tổng hợp nhiều cơ chế để tác động táo bón từ nguyên nhân, có thể dùng lâu dài và vẫn đảm bảo an toàn cho bé. Diếp cá vương Gold chính là một trong số ít thực phẩm bảo vệ sức khỏe được các bậc phụ huynh tin dùng đến thế.
Diếp cá vương Gold là sự kết hợp 9 thành phần trong 1, tác dụng theo 5 cơ chế chính giúp “đẩy lui” táo bón ở trẻ nhỏ.
●Diếp cá, rau má là thảo dược giúp thanh mát cơ thể, nhuận tràng, chống táo bón.
●Rau dền, súp lơ xanh: nguồn bổ sung chất xơ dồi dào cho bé yêu.
●FOS giúp làm tăng nhanh số lượng lợi khuẩn đường ruột, cân bằng hệ tiêu hóa.
● Magie gluconate – 1 khoáng chất đa lượng kích thích tăng nhu động đường ruột, giúp đại tràng tống đẩy phân dễ dàng hơn.
●Ngoài ra, L-Lysine HCl, Taurine, Thymomodulin còn hỗ trợ trẻ ăn ngon, tăng sức đề kháng, tăng trưởng chiều cao, phát triển trí não và thị lực toàn diện.
Số XNCB: 43196/2017/ATTP-XNCB
Cha mẹ có thể gọi ngay tới số 0982 498 826 hoặc để lại câu hỏi TẠI ĐÂY để sớm được tư vấn chi tiết nhất cách giảm táo bón và chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ.
Một số lưu ý khi chữa cho trẻ bị táo bón không đi ngoài được
- Trường hợp bé bị táo bón lâu ngày, cha mẹ nên sử dụng đều đặn Diếp cá vương Gold theo đúng lộ trình tư vấn để đạt hiệu quả khả quan nhất.
- Mỗi ngày trước khi đi đại tiện, cha mẹ hãy xoa theo vòng tròn quanh bụng từ phái sang trái khoảng 5 – 10 phút để kích thích cảm giác đại tiện của bé.
- Với trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu tươi, cha mẹ càng nên áp dụng sớm các biện pháp trên. Đồng thời kết hợp rửa hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý để tránh nhiễm khuẩn vùng hậu môn của bé.
Hi vọng các thông tin này thực sự hữu ích cho cha mẹ có con trẻ bị táo bón không đi ngoài được. Cha mẹ nên áp dụng sớm kết hợp nhiều biện pháp tổng thể để giúp con khỏi nhanh táo bón, phát triển khỏe mạnh hơn nhé.
Phượng Nguyễn