Trẻ có dấu hiệu như thế nào thì cần xét nghiệm sán lợn?

Trẻ có dấu hiệu như thế nào thì cần xét nghiệm sán lợn?

Đào Lan Anh

Đào Lan Anh

Thứ 3, 19/03/2019 14:00

Sau vụ phát hiện trường cho học sinh ăn thịt lợn nhiễm sán, các phụ huynh ở Thuận Thành (Bắc Ninh) ồ ạt đưa con đi xét nghiệm sán lợn. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ cho rằng, nếu không nhận biết đúng cách, việc làm xét nghiệm chỉ khiến mọi thứ rối thêm.

Với câu hỏi: “Có nên xét nghiệm máu tìm xem có nhiễm giun sán không?”, thông tin trên báo Dân Trí, BS. Trương Hữu Khanh, BV Nhi đồng I, TP.Hồ Chí Minh cho hay, đa số giun sán vào cơ thể người sau một thời gian có thể tự thải ra nhưng xét nghiệm vẫn dương tính rất lâu. Vì thế, dù xét nghiệm dương tính nhưng trong người không có, không còn giun sán nào cả.

BS Khanh khuyến cáo, trẻ nhỏ hay người lớn không có triệu chứng gì thì xét nghiệm sẽ làm rối thêm. Chỉ bệnh nhân có dấu hiệu ký sinh trùng xuất hiện ở da (nổi sần, nổi cục trên da), dấu hiệu ở não như co giật, hôn mê, yếu liệt chi... và bác sĩ điều trị nghi ngờ do ký sinh trùng "chạy nhầm đường" mới cho chỉ định. 

Nếu không có triệu chứng gì thì không cần xét nghiệm, chỉ cần uống thuốc xổ giun cũng rất lành. Lưu ý, nên sổ giun cho cả thú cưng. Cần nhớ, ăn sạch, uống sạch và rửa tay luôn có lợi.

Cùng quan điểm này, TS Huỳnh Hồng Quang – Phó Viện trưởng Viện sốt rét, ký sinh trùng và Côn trùng Quy Nhơn cho rằng, nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng tiêu hóa như: Đau bụng, rối loạn tiêu hóa; triệu chứng thần kinh (suy nhược); có đốt sán ra theo phân hoặc tự bò ra ngoài hậu môn (thường nhìn thấy trong quần lót khi thay ra vào cuối ngày làm việc)... thì mới được xem là ca bệnh và cho uống thuốc trị giun.

Tuy nhiên, việc uống thuốc này cần sự theo dõi của các bác sĩ dù thuốc rất phổ biến và rẻ. Không được tự uống thuốc nam để trị sán vì không có tác dụng, gây ra nhiều biến chứng.

Sức khỏe - Trẻ có dấu hiệu như thế nào thì cần xét nghiệm sán lợn?

Hình minh họa.

Ngoài ra, theo thông tin trên Trí Thức Trẻ, nếu có biểu hiện này mới cần đi kiểm tra bệnh:

Thứ nhất: Hệ tiêu hóa có thể biểu hiện đau bụng không điển hình, buồn nôn, hoặc nôn, rối loạn đại tiện dạng phân lỏng-đặc xen kẽ với nhau, có thể sa trực tràng nếu đi đại tiện nhiều lần trong ngày, một số ít bệnh nhân có biểu hiện chán ăn, lợm giọng, tăng tiết nước bọt, rối loạn hấp thu, suy dưỡng.

Thứ hai: Bệnh nhân có thiếu máu suy dưỡng, thiếu máu thiếu sắt, thiếu vi chất dinh dưỡng, rối loạn các thành phần chính trong công thức bạch cầu như bạch cầu lymphocyte, eosin, tổng bạch cầu chung hay ảnh hưởng đến hệ thống bạch huyết như trong bệnh giun chỉ…

Thứ ba: Trên da niêm mạc có thể ngứa, mày đay từng đợt, viêm vết loét đường vào của giun.

Thứ tư: Ở  gan mật có thể gây giun chui ống mật, tắc mật, xuất huyết đường mật, áp xe túi mật, đường mật hay áp xe gan dạng microabces với các vùng khoang hoại tử ti ti, không có bờ, tắc và viêm ruột thừa do giun đũa.

Thứ năm: Biểu hiện toàn thân người bệnh có thể chậm phát triển thể chất và giảm khả năng học, suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng. Có thể gây tổn thương ở mắt và nhãn cầu, có thể gây áp xe các cơ quan không thường xuyên như thận, lách, cơ thẳng bụng, tinh hoàn, buồng trứng, tim, phổi…

Mộc Miên (Tổng hợp)

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.