Trẻ là F0 thèm đến mấy cũng không cho ăn 4 món này kẻo lâu khỏi

Trẻ là F0 thèm đến mấy cũng không cho ăn 4 món này kẻo lâu khỏi

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 6, 11/03/2022 06:00

Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đối với việc chăm sóc trẻ nhỏ mắc Covid-19, cha mẹ, người thân cần chú ý những điều sau đây để trẻ nhanh khỏi bệnh.

Để phòng chống dịch bệnh Covid -19, quan trọng nhất là chúng ta cần có một cơ thể khỏe mạnh và hệ miễn dịch hoạt động tốt. Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị các tác nhân gây hại trong môi trường xâm nhập vào cơ thể, chính vì vậy, cha mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cân đối, giúp các con khỏe mạnh, an toàn trong mùa đại dịch.

Theo đó, một chế độ ăn đa dạng thực phẩm, đầy đủ và cân bằng các yếu tố đa lượng và vi lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chức năng hệ miễn dịch, có thể giúp giảm nguy cơ mắc cũng như rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Sau đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, từ đó phòng chống bệnh Covid-19 ở trẻ em:

Thực phẩm cần hạn chế đối với trẻ là F0 

Sức khỏe - Trẻ là F0 thèm đến mấy cũng không cho ăn 4 món này kẻo lâu khỏi

Nhiều món chế biến sẵn là khoái khẩu của bé nhưng cha mẹ nên tránh xa vì có thể làm tình trạng của bé nặng thêm. Ảnh minh họa.

Thực phẩm chế biến sẵn: Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều ga. Không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn.

Không ăn mặn và các loại thực phẩm có nhiều muối như giò, chả, xúc xích, đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối chua…

F0 sau khi điều trị Covid-19 không nên ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như: Nội tạng động vật, óc... 

Đồ ăn cứng, khó tiêu hóa: Trẻ bị F0 thường bị mệt mỏi, chán ăn, sốt, vì vậy không nên ăn đồ cứng, đồ khó tiêu hoá vì sẽ rất khó hấp thụ.

Thay vào đó, nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh... và chia nhỏ bữa ăn.

Các món ăn chiên, rán, nướng: Theo BSCKI Đào Thị Hảo, Khoa Dinh dưỡng- Bệnh viện TWQĐ 108, các loại thực phẩm chứa chất béo bão hoà như thức ăn nhanh, đồ chiên, rán, nướng… có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây ra những phản ứng không tốt. Chưa kể, ăn các loại thực phẩm này còn khiến trẻ đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu...

Thực phẩm chứa nhiều đường: Theo chia sẻ của bác sĩ Trần Văn Sỹ, Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 1A, các loại thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo bão hòa có thể dẫn đến căng thẳng, lo lắng và giấc ngủ bị xáo trộn - điều này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Vì thế, trẻ cũng nên tránh xa.

Nguyên tắc dinh dưỡng đối với trẻ mắc Covid-19

Sức khỏe - Trẻ là F0 thèm đến mấy cũng không cho ăn 4 món này kẻo lâu khỏi (Hình 2).

Cho trẻ ăn đầy đủ, cân bằng dinh dưỡng. Ảnh minh họa.

- Chế độ ăn cho trẻ mắc Covid-19 cần cân đối hàng ngày với 4 yếu tố chính:

Lipid (lipid động vật và lipid thực vật).

Vitamin và khoáng chất.

Thành phần các chất sinh năng lượng (protein, lipid, carbohydrate).

Protein (protein động vật và thực vật).

Trẻ phải ít nhất có 1 bữa ăn trong ngày cân đối khẩu phần.

- Hàng ngày, trẻ phải ăn ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm (nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng-xanh thẫm).

- Cung cấp đủ nước, đặc biệt là nước trái cây tươi.

- Khuyến khích trẻ 1-2 tuổi uống sữa công thức tối thiểu 600ml/ngày (trẻ không có sữa mẹ) và trẻ >2 tuổi 500ml/ngày sữa công thức theo tuổi/ngày đủ đáp ứng dinh dưỡng cho tăng trưởng và cân bằng dinh dưỡng (không cần bổ sung đa vi chất).

- Trường hợp trẻ kém ăn, ăn không đủ lượng theo khuyến nghị thì phải dùng công thức hỗ trợ dinh dưỡng đường uống có đậm độ năng lượng cao (1Kcal/ml) thay thế hoàn toàn hay một phần cho sữa công thức thông thường.

- Cho trẻ ăn những món hợp khẩu vị mà trẻ thích, thức ăn dễ tiêu hóa và có giá trị dinh dưỡng cao.

Đối với trẻ từ 12-24 tháng tuổi:

- Bú mẹ hoặc dùng sữa công thức theo đúng lứa tuổi khi không có sữa mẹ.

- Ngày ăn 3 bữa cháo đặc, mỗi bữa 250ml + hoa quả nghiền từ 60ml -100ml.

Đối với trẻ từ 2-5 tuổi: 

Độ tuổi này, nhu cầu năng lượng của trẻ khoảng 1000-1300 Kcal, Protein 13-20%, Lipid 30-40%.

Lượng thực phẩm trẻ dùng trong 1 ngày bao gồm:

Gạo: 130g

Thịt cá: 145g

Hoa quả: 150g

Rau xanh: 150g

Dầu ăn: 20ml

Sữa công thức: 300ml

Đối với trẻ từ 6-9 tuổi:

Nhu cầu năng lượng: 1500-1800 Kcal, Protein 13-20%, Lipid: 25-35%.

Lượng thực phẩm trẻ dùng trong 1 ngày bao gồm:

Gạo: 200g

Thịt cá: 190g

Hoa quả: 150g

Rau xanh: 170g

Dầu ăn: 25ml

Sữa công thức: 400ml

Đối với trẻ từ 10-12 tuổi:

Nhu cầu năng lượng: 2000-2100 Kcal, Protein 13-20%, Lipid 20-30%.

Lượng thực phẩm trẻ dùng trong 1 ngày bao gồm:

Gạo: 260g

Thịt cá: 230g

Hoa quả: 160g

Rau xanh: 200g

Dầu ăn: 30ml

Sữa công thức: 500ml

Đối với trẻ từ 13-15 tuổi:

Nhu cầu năng lượng: 2300-2500 Kcal, Protein 13-20%, Lipid 20-30%.

Lượng thực phẩm trẻ dùng trong 1 ngày bao gồm:

Gạo: 330g

Thịt cá: 290g

Hoa quả: 170g

Rau xanh: 250g

Dầu ăn: 30ml

Sữa công thức: 500ml

Cha mẹ cần lưu ý, thực phẩm dùng cho trẻ cần đảm bảo an toàn. Bảo đảm vệ sinh khi chế biến thực phẩm. Thức ăn nấu xong nên cho trẻ ăn ngay, không để lâu. Nên cho trẻ sử dụng bộ đồ ăn riêng hoặc sử dụng dụng cụ dùng một lần. Rửa bát đĩa bằng nước nóng và nước rửa bát. Đồ ăn thừa và dụng cụ ăn uống dùng một lần cho vào túi và bỏ vào thùng rác riêng.

Trúc Chi (t/h theo Sức khỏe & Đời sống, Tuổi Trẻ)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.