> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!
Nghị định 158/2005/NĐ-CP, ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định: Khi trẻ em sinh ra có thể được đăng ký khai sinh ở 5 nơi: nơi thường trú hoặc tạm trú của người mẹ, nơi thường trú hoặc tạm trú của người cha; trường hợp không xác định được nơi tạm trú, thường trú của người cha, mẹ, thì UBND cấp xã nơi đứa trẻ được sinh ra hoặc đang sinh sống có trách nhiệm đăng ký khai sinh.
Mẫu giấy khai sinh.
Thực tế cho thấy thì trẻ em sinh ra ở trong trại giam, khi người mẹ bị tước quyền công dân, không có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú thì vấn đề này thực hiện lại có phần hơi khác.
Hiện nay, trẻ em được sinh ra ở trại giam thì giám thị của trại đến UBND xã, phường sở tại thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ. Nội dung ghi trong giấy khai sinh bắt buộc phải ghi nơi sinh là “tại trại giam”, rồi người đi đăng ký là “Giám thị trại giam”. Những nội dung này, vô tình đã để lại “dấu vết buồn” trong giấy khai sinh của đứa trẻ và sẽ theo đứa trẻ suốt đời. Trong nhưng năm qua có không ít trẻ được sinh ra ở hoản cảnh như thế và chúng là những đứa trẻ vô tội phải gánh chịu hậu quả do người mẹ gây ra.
Một số chuyên gia pháp lý cho rằng: Pháp luật cần có những quy định mở hơn đối với những trường hợp này, tạo điều kiện cho các cháu lớn lên và phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác. Không bị mặc cảm với bạn bè, xã hội về nguồn gốc và xuất xứ của minh.
Để có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này phóng viên báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Anh, chuyên viên trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hưng Yên, ông Thế Anh cho biết:
Hiện nay, có không ít trẻ em được sinh ra tại các trại giam, do người mẹ sinh ra các cháu bị giam giữ. Vì vậy, giám thị của trại giam phải thực hiện việc khai sinh cho trẻ. Trường hợp này theo quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP là chưa phù hợp vì: Người mẹ bị tước quyền công dân, không có hộ khẩu thường trú, tạm trú tại địa phương đó thì trách nhiệm, thẩm quyền đăng ký khai sinh không thuộc UBND xã, phường sở tại nơi trại giam đóng trên địa bàn. Hơn nữa sau này khi các cháu lớn lên, người mẹ chấp hành xong hình phạt trở về quê hương sinh sống thì lại gặp khó khăn trong việc xin cấp bản sao khai sinh. Vì quy định UBND xã, phường lưu giữ sổ đăng ký khai sinh thực hiện việc cấp bản sao cho đương sự. Trường hợp ở xa thì lại gặp trở ngại trong việc đi lại, chưa kể đến nơi mà không gặp cán bộ tiếp nhận hồ sơ.
Ông Thế Anh cho rằng, thời gian tới, vấn đề này cần được quy định cụ thể trong Luật Hộ tịch và có văn bản hướng dẫn cụ thể để các cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện đồng bộ trong phạm vi cả nước.
Hữu Thực