Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị thiếu máu như di truyền, biến dạng tủy xương, nhưng phổ biến nhất chính là thiếu máu do thiếu sắt và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém. Điều đáng ngại hơn là tình trạng thiếu sắt không phải xuất hiện trong thời gian ngắn mà nó diễn ra âm ỉ kéo dài dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng.
1. Những trẻ sơ sinh có nguy cơ bị thiếu sắt
Hầu hết mọi trẻ sơ sinh đều có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu, nhưng những trẻ nằm trong trường hợp sau sẽ có nguy cơ cao hơn:
– Trẻ sinh non, nhẹ cân: Đối với những bé sinh đủ tháng và người mẹ có chế độ dinh dưỡng tốt trong thời gian mang thai thì trẻ sẽ có sự dự trữ chất sắt đủ cho cơ thể bé phát triển trong vòng 4-6 tháng. Tuy nhiên, với những bé sinh non thì lượng sắt dự trữ rất ít và chỉ đủ dùng trong khoảng 2 tháng đầu.
– Trẻ dùng sữa bò trước 1 tuổi: Thành phần của sữa bò chứa rất ít chất sắt, đồng thời nó cũng làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Bên cạnh đó, sữa bò còn có thể làm kích ứng niêm mạc ruột, gây chảy máu đường ruột và đây cũng chính là nguyên nhân góp phần làm trẻ mắc bệnh thiếu máu.
– Chế độ ăn thiếu sắt: Chế độ dinh dưỡng từ mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ nhỏ thông qua nguồn sữa mẹ. Mẹ cần chú ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung thêm sắt từ các loại thực phẩm giàu sắt khác nhau như ngũ cốc, thịt đỏ…
2. Nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị thiếu máu
Bệnh thiếu máu rất khó phát hiện do lượng sắt trong cơ thể sụt giảm từ từ và không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào cho đến khi bệnh nặng. Và khi bệnh trở nên nặng hơn sẽ để lại những hậu quả rất nghiêm trọng.
– Trẻ biếng ăn, chậm lớn: Thiếu máu khiến cơ thể bé yếu ớt, mệt mỏi, da xanh xao, nhợt nhat, thường hay quấy khóc, biếng ăn lâu ngày dẫn đến suy dinh dưỡng.
– Gặp vấn đề về tim: Thiếu máu có nghĩa là cơ thể thiếu hồng cầu cung cấp oxy cho các cơ quan. Do đó, nhịp tim phải tăng lên để đẩy máu đi khiến tim đập nhanh bất thường, làm rối loạn nhịp, thậm chí có thể dẫn đến suy tim rất nguy hiểm.
– Thể chất kém phát triển: Trẻ sơ sinh bị thiếu máu nặng sẽ gặp khó khăn về khả năng vận động như chậm biết ngồi, chậm biết đứng, chậm biết đi, tóc mọc lưa thưa dễ gãy rụng, móng tay móng chân yếu.
– Tổn thương thần kinh: Sắt có vai trò quan trọng trong sự phát triển hệ thần kinh của trẻ em. Thiếu máu sẽ khiến bé chậm phát triển về trí tuệ, khó tập trung, khả năng học tập cũng kém hơn so với những trẻ bình thường. Trong trường hợp nếu trẻ bị thiếu sắt mãn tính nặng trước 1 tuổi thì cho dù có được bổ sung sắt thì hơn 10 năm sau trí tuệ của bé vẫn bị ảnh hưởng.
– Sức đề kháng yếu: Trẻ sơ sinh bị thiếu máu có hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm họng, tiêu chảy, viêm phổi…
3. Những lưu ý dành cho mẹ
– Thiếu máu sẽ khiến trẻ kém phát triển về mọi mặt, do đó ngay từ khi mang bầu, mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tránh thiếu sắt, thiếu máu. Đặc biệt lưu ý đến việc bổ sung các loại thịt, cá, các loại rau giàu chất sắt hoặc sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp bổ máu có sự chỉ định của bác sĩ.
- Cho bé dùng nhiều thực phẩm chứa vitamin C giúp hỗ trợ chuyển hóa và hấp thu chất sắt trong cơ thể.
- Nếu cho bé sử dụng thực phẩm bổ sung, mẹ nhớ không cho bé dùng sắt và canxi cùng lúc vì canxi sẽ cản trở quá trình hấp thụ chất sắt, khiến bé càng thiếu máu trầm trọng hơn.
– Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh để giúp bé nhận được đủ kháng thể, phát triển khỏe mạnh. Nếu bé thường xuyên bị bệnh, sốt thì tình trạng thiếu máu rất dễ xảy ra.
– Đối với bé thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao mẹ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn bằng cách cho bé ăn thêm các thực phẩm giàu chất sắt hoặc sản phẩm giúp bổ máu, bồi bổ cơ thể.
– Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé uống sắt bổ sung vì nếu thừa sắt sẽ dẫn đến tình trạng bị ngộ độc. Nên sử dụng các sản phẩm thảo dược an toàn, không có tác dụng phụ.
Hiện nay, bạn có thể tìm và sử dụng sản phẩm bổ máu, giúp cơ thể sản sinh lượng máu dồi dào tự nhiên nhờ chứa các loại thảo dược quý như Đương quy và Hoàng kỳ, vừa an toàn, hiệu quả, lại tiện lợi, dễ dàng sử dụng.
Thu Loan