Treo càng dài càng gây hệ lụy khó lường

Treo càng dài càng gây hệ lụy khó lường

Lê Thị Ánh Tuyết

Lê Thị Ánh Tuyết

Thứ 4, 18/11/2020 20:00

Dự án treo vẫn là cụm từ ta được nghe nhiều, xuất hiện nhiều ở các tỉnh thành. Đó là sự lãng phí đáng lên án.

Mới đây, TP.Hồ Chí Minh ra văn bản khẩn yêu cầu các quận, huyện công bố rõ ràng 108 dự án có diện tích hơn 470ha đất đã đưa vào kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2018 đến nay chưa triển khai thực hiện. Điều này có nghĩa là, người dân có đất trong khu vực các dự án trên sẽ được xây nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các quyền cơ bản khác. Đây là tín hiệu vui.  

Theo quy định, sau 3 năm đưa vào kế hoạch sử dụng đất mà chưa triển khai thì dự án phải được xóa và thông báo công khai cho người dân. Như vậy, so với quy định, việc công khai này còn chậm nhưng đây được coi là bước khởi đầu tích cực nhằm đảm bảo lợi ích cho người dân.

Dự án treo vốn dĩ khiến người dân khổ sở nhiều năm qua. Những dự án kiểu “xí đất” khiến dân đi không yên ở cũng chẳng xong. Treo càng dài càng gây hệ lụy khó lường.

Thật ra, 108 chưa phải là con số cuối cùng liên quan đến dự án treo ở TP.Hồ Chí Minh, vẫn còn nhiều dự án ở trạng thái lơ lửng. Tuy nhiên, vì chưa được xướng tên nên người dân vẫn phải chấp nhận khổ.

Dự án treo không chỉ làm khổ dân mà còn gây lãng phí. Cần lắm sự minh bạch, quyết liệt của cơ quan chức năng trong việc xử lý những dự án treo này để đảm bảo quyền lợi của người dân cũng như bảo vệ tài nguyên quốc gia.

Tài nguyên quốc gia là sở hữu toàn dân và mỗi người chúng ta dù là ai, quan chức hay người dân bình thường cũng đều có nghĩa vụ bảo vệ. Chỉ khi mỗi người ý thức rõ điều đó, ta mới thực sự xứng đáng với 2 từ công dân.

Tại đất nước châu Phi xa xôi Kenya, một cây sung cổ thụ đã bẻ cong đường cao tốc. Có lẽ, bạn không tin nhưng đó là sự thật. Ngày 11/11/2020, Tổng thống Kenya ban sắc lệnh cứu một cây sung cổ thụ khỏi bị đốn hạ trong dự án mở đường xây cao tốc do Trung Quốc tài trợ.

Quan điểm - Treo càng dài càng gây hệ lụy khó lường

Cây sung cổ được Tổng thống Kenya ban hành sắc lệnh bảo vệ. Ảnh: Today online

Người dân thành phố, tổng công ty Cầu đường Trung Quốc và cơ quan Quản lý Đường cao tốc Quốc gia Kenya, đều đồng ý phương án sửa lại tuyến đường để bảo tồn cây. Như vậy, câu sung đã bẻ cong cả một dự án lớn. Điều này có thể khó hiểu ở nhiều người, nhưng với Tổng thống của Kenya đó là việc cần làm để bảo về di sản ăn hoá và sinh thái của quốc gia.

Cây sung này có tuổi đời một thế kỷ, cao bằng tòa nhà 4 tầng và là "ngọn hải đăng của di sản văn hóa và sinh thái Kenya". Cây sung được người Kikuyu, nhóm dân tộc đông dân nhất Kenya, coi là biểu tượng linh thiêng. Giờ đây, với sắc lệnh của Tổng thông cây sẽ được bảo tồn.

Chuyện của một cái cây hay những dự án treo sẽ để lại cho tôi hay bạn những cảm nhận riêng về sự được mất và mỗi người sẽ có những nhận định, lựa chọn. Nhưng, chỉ khi chúng ta sống với sự trân quý những giá trị thì sự trường tồn mới đến. Ta không cười vì hạnh phúc mà được hạnh phúc vì đã cười.

LÊ ANH

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.