Treo trâu tại Đông Cuông: BTC sẵn sàng lắng nghe ý kiến dư luận

Treo trâu tại Đông Cuông: BTC sẵn sàng lắng nghe ý kiến dư luận

Lại Duy Cường

Lại Duy Cường

Thứ 2, 06/02/2017 16:36

Lễ hội đền Đông Cuông là một trong những lễ hội có từ lâu đời của người dân trong vùng. Trong số đó có lễ treo trâu để tế mẫu. Tuy nhiên, lễ treo trâu đang vấp phải dư luận trái chiều.

Ngay khi những clip mô tả cảnh một đám đông cột dây thừng qua cổ một con trâu rồi treo lên cây cho đến chết. Hành động thắt cổ trâu được những người xung quanh hò reo, cổ vũ. Đã tạo ra những hiệu ứng trái chiều. Qua xác minh, được biết hình ảnh từ clip trên được quay tại đền Đông Cuông (xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, Yên Bái).

Trao đổi với PV báo Người đưa tin, trưởng phòng văn hóa huyện Đông Cuông, ông Nguyễn Anh Tiến cho biết: “Những hình ảnh và clip đang lan truyền trên mạng cần phải khẳng định đó là những hình ảnh của những năm trước đó. Năm nay chưa diễn ra, tuy nhiên, khi có ý kiến về việc này, lãnh đạo huyện và ban tổ chức lễ hội sẽ tiếp thu những ý kiến đóng góp của dư luận và chỉ đạo của cấp trên để lễ hội năm nay diễn ra an toàn và không gây phản cảm.

Hiện tại, ban tổ chức đền Đông Cuông cũng đang chờ sự chỉ đạo của Bộ và của tỉnh. Hiện lãnh đạo huyện đang họp, chủ trương của huyện là lắng nghe các ý kiến khác nhau và thực hiện thế nào cho đúng nhất. Từ trước đến nay, hội đền Đông Cuông nói riêng và các lễ hội của huyện Văn Yên nói chung đều rất tuân thủ các quy định của pháp luật về việc thực hiện các lễ hội đảm bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật và các hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên. Đồng thời thực hiện theo đúng tinh thần của Thông tư 15/2015 mà Bộ VHTTDL đã ban hành trước về việc không tái diễn những tập tục mang tính bạo lực, man rợ trong lễ hội”.

Văn hoá - Treo trâu tại Đông Cuông: BTC sẵn sàng lắng nghe ý kiến dư luận

 Một cảnh treo trâu được thực hiện tại đền Đông Cuông.

Nói về lễ hội đền Đông Cuông, ông Nguyễn Anh Tiến cũng cho biết, đến Đông Cuông là ngôi đền cổ thờ Mẫu của dân tộc Tày từ trăm năm nay và được Nhà nước xếp hạng di tích văn hóa cấp quốc gia. Trong lễ hội diễn ra hàng năm tại đây thường có nghi thức treo con trâu để tế Mẫu. Theo đó, cứ vào ngày Mão đầu năm mới, người dân đem đến đền Đông Cuông một con trâu, tiếp đó họ dùng những sợi dây thừng dài buộc cổ trâu cột vào một cành cây to. Lễ treo trâu có ý nghĩa cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhân dân được thái bình, no ấm.

Ông Nguyễn Anh Tiến cho biết thêm: “Thực tế, tập tục này của bà con nhân dân dân tộc tại địa phương có từ nhiều năm nay. Những năm trước đó, các cuộc cử hành tập tục lễ tế đều được thực hiện đúng những nghi lễ truyền thống, trong đó có cả những hình ảnh trên. Việc treo trâu được thực hiện vào đúng 0h ngày lễ hội và được thực hiện từ nhiều năm nay. Những hình ảnh này những năm trước đó không bị ý kiến và đồng thời là một nghi lễ cầu may của nhân dân.

Thế nhưng, năm nay, có ý kiến chúng tôi sẽ tiếp thu. Về công tác tham mưu theo chức năng của huyện, vì đây là tập tục lâu đời của bà con nên chúng tôi sẽ tham mưu cụ thể sao cho hợp lý nhất, không thể nói bỏ là bỏ ngay đi được, sẽ có cách chọn lựa sao cho phù hợp, đồng thời giải thích cho nhân dân địa phương hiểu về chủ trương chính sách của đảng và đúng với tinh thần chỉ đạo từ cấp trên.”

Ông Vũ Quang Hải, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên (Yên Bái) xác nhận với phóng viên về hình ảnh một con trâu bị người dân treo cổ trên cây cao cho đến chết mới hạ xuống là một trong các nghi thức tại lễ hội đền Đông Cuông trên địa bàn huyện. Đây là nghi thức treo trâu để tế Mẫu của dân tộc Tày và được tổ chức vào ngày Mão đầu tiên của tháng Giêng và ngày Mão bất kỳ của tháng 9 âm lịch. Do đó, năm nay lễ hội được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng âm lịch.

Tuy nhiên, theo ông Hải, đó là hình ảnh của lễ hội diễn ra từ năm trước và hình này được lấy ở một ngôi đền nào đó đưa vào. Và con trâu cũng không phải chịu bất cứ hình thức nào khác như đánh, đập, chọc... Sau khi trâu chết sẽ được hạ xuống để giết thịt và đưa cả con vào trong đền để thầy mo làm lễ cúng. Việc này cũng là một trong số các nghi thức được thực hiện trong lễ hội.

Cũng theo ông Hải, liên quan đến nghi thức treo trâu thì trong ngày 6/2, Thường trực Huyện ủy sẽ họp để xem xét, bàn bạc cụ thể. Bởi lẽ, ngoài vấn đề về mặt hình ảnh, xã hội thì phản cảm nhưng cũng còn về mặt truyền thống, tâm linh khi mà nghi thức này do lịch sử để lại hơn trăm năm nay rồi. “Nếu Bộ và tỉnh yêu cầu phải thực hiện theo đúng quy định mới thì chúng tôi sẽ tuân thủ nghiêm túc nhưng chỉ có thể thay đổi cách giết trâu là không phải treo trâu như hiện nay mà dùng cách nào hợp lý hơn. Còn theo truyền thống từ xưa truyền lại lễ hội vẫn phải cúng thịt trâu nên không thể bỏ được. Rất mong mọi người hiểu rõ về phong tục, truyền thống này để cùng chia sẻ và sau này, khi các cơ quan chức năng có hướng dẫn, yêu cầu thế nào, huyện sẽ thực hiện nghiêm túc theo”, ông Hải nhấn mạnh.

Khoản 3 Điều 4 Thông tư 15/2015 của Bộ VHTTDL quy định: “Không tổ chức các lễ hội có nội dung: Kích động bạo lực, truyền bá các hành vi tội ác bao gồm những hoạt động trong đó có thể hiện cảnh trái với truyền thống yêu hòa bình và nhân ái của dân tộc Việt Nam, cụ thể: Mô tả cảnh đâm chém, đấm đá, đánh đập tàn bạo; Mô tả cảnh rùng rợn, kinh dị; Mô tả cảnh thỏa mãn, khoái trá của kẻ gây tội ác; Mô tả các hành động tội ác khác…

>>> Xem thêm: Cần chấn chỉnh những lễ hội phản cảm luộm thuộm

Trần Phương

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.