Triển khai phân loại 1.600 biệt thự cũ Hà Nội

Triển khai phân loại 1.600 biệt thự cũ Hà Nội

Nguyễn Hoàng Yến

Nguyễn Hoàng Yến

Thứ 4, 05/09/2018 18:44

Hà Nội sẽ đánh giá và phân loại biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn.

Theo báo Đầu tư Chứng khoán, sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành chương trình triển khai Kế hoạch số 61/KH-SXD (ngày 3/8/2017) về đánh giá và phân loại biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn.

Theo đó, trong tháng 9/2018, tổ công tác liên ngành gồm các sở: Xây dựng, Quy hoạch - Kiến trúc, Văn hóa và Thể thao, Tài nguyên và Môi trường, hội Kiến trúc thành phố... sẽ kiểm tra thực tế, chụp ảnh nhà biệt thự, lập biên bản đánh giá, phân loại các biệt thự.

Bất động sản - Triển khai phân loại 1.600 biệt thự cũ Hà Nội

Hà Nội đang triển khai phân loại gần 1.600 biệt thự cổ Hà Nội

Tháng 10/2018 sẽ họp hội đồng thẩm định thành phố để thông qua kết quả đánh giá và phân loại danh mục biệt thự.

Trên cơ sở đó, sở Xây dựng tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ, báo cáo UBND thành phố Hà Nội kết quả đánh giá và phân loại danh mục biệt thự để UBND thành phố ban hành quyết định thay thế Quyết định số 7177/QĐ-UBND (ngày 28/11/2013) của UBND thành phố về danh mục nhà biệt thự cũ.

Theo báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp, từ năm 2014, UBND TP Hà Nội đã có chỉ đạo các sở, ngành liên quan tăng cường quản lý việc bảo trì, cải tạo, phá dỡ nhà biệt thự theo quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn.

Trong trường hợp đặc biệt phải phá dỡ nhà biệt thự (theo quy định tại điều 10 quy chế trên, đối với biệt thự nhóm 3), sở Xây dựng, UBND quận liên quan phải kiểm tra phương án xây dựng lại công trình trên khuôn viên đất của chủ đầu tư (theo quy định là nhà thấp tầng, phù hợp với quy hoạch, kiến trúc được phê duyệt), đề xuất báo cáo UBND thành phố trước khi đề nghị cho chủ đầu tư được phá dỡ biệt thự.

Theo thống kê, Hà Nội hiện có gần 1.600 biệt thự cổ. Trong đó, chỉ có khoảng 200 biệt thự là trụ sở làm việc của các cơ quan được bảo trì thường xuyên, chất lượng công trình còn khá tốt.

Số còn lại phần lớn đều xuống cấp, toạ lạc ở vị trí đắc địa như Hoàng Hoa Thám, Triệu Việt Vương, Tăng Bạt Hổ, Trần Quốc Toản… Một số biệt thự bị chủ sử dụng tự ý đập bỏ, xây mới trở thành nhà ở cao tầng, văn phòng cho thuê.

Bên cạnh đó, do trước đây khó khăn về nhà ở cho cán bộ nên nhiều biệt thự ở Hà Nội bị chia nhỏ cho cán bộ làm nhà ở (có hàng chục hộ gia đình cùng sinh sống), điển hình là biệt thự ở số 8 phố Tăng Bạt Hổ. Đây là một trong những căn nhà chờ sập, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến tính mạng của người dân.

Trước đó, trao đổi với tạp chí Nhà Đầu Tư, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, Phó Chủ tịch hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội khẳng định, biệt thự cổ là một trong những di sản của Hà Nội, bởi vậy cần cẩn trọng khi phân loại.

Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, cần phải tham khảo nhiều ý kiến của các nhà khoa học, hội đồng kiến trúc và đông đảo nhân dân, cẩn thận trong phân loại và gắn liền với những giải pháp thực tiễn.

H.Y (tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.