Triết lý 'Binh pháp Tôn Tử' trong chiến lược Biển Đông của TQ

Triết lý 'Binh pháp Tôn Tử' trong chiến lược Biển Đông của TQ

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 6, 04/11/2016 14:11

Trong chiến lược bảo vệ cho yêu sách chủ quyền phi pháp của mình ở Biển Đông, Trung Quốc đã áp dụng rất rõ ràng các triết lý từ tuyệt tác binh thư của Tôn Tử.

"Binh Pháp Tôn Tử” của nhà chiến lược gia quân sự đại tài Tôn Vũ là lý thuyết quân sự có ảnh hưởng sâu sắc trong hàng nghìn năm lịch sử của Trung Quốc.

"Binh pháp Tôn Tử" cho rằng trong một cuộc chiến cần phải xem xét năm yếu tố để tính toán cơ hội giành chiến thắng bao gồm: chính nghĩa (ảnh hưởng nhận thức), thiên thời, địa lợi, sự lãnh đạo và tổ chức kỷ luật.

Cựu sĩ quan phân tích tình báo cấp cao Mỹ Jules Hurst trong một bài viết đã tìm ra những chiến lược mà Trung Quốc sử dụng trên Biển Đông có sự ảnh hưởng rất lớn từ triết lý của tuyệt tác binh thư này.

Ảnh hưởng về nhận thức

Hồ sơ - Triết lý 'Binh pháp Tôn Tử' trong chiến lược Biển Đông của TQ

Người Trung Quốc tin rằng mọi thứ trong đường lưỡi bò trên Biển Đông đều thuộc về quốc gia của họ.



Đối với ảnh hưởng về mặt tinh thần, Trung Quốc đã sớm gây dựng nền tảng nhận thức đối với vấn đề Biển Đông ngay từ bậc giáo dục tiểu học.

Trong các bài học từ thuở bé, người dân Trung Quốc đều in sâu trong tiềm thức rằng Biển Đông hay các đảo và lãnh thổ trên vùng biển này vốn thuộc về họ từ ngàn xưa, trong khi các tranh chấp với một số quốc gia khác là điều chưa bao giờ được nghe tới.

Trong một cuộc thăm dò năm 2014 bởi Trung tâm Perth USAsia, gần như mọi người trưởng thành ở Trung Quốc đều tin rằng tất cả các lãnh thổ bên trong "đường lưỡi bò" phi lý đều thuộc chủ quyền của quốc gia này.

Điều này có nghĩa rằng người dân Trung Quốc luôn tâm niệm sự hiện diện của Mỹ giống như việc xâm phạm lãnh thổ trên Biển Đông, bởi vậy sự phản kháng của Trung Quốc là một hành động "chính nghĩa" để bảo vệ chủ quyền.

Nói về điều này, Tôn Tử đánh giá: "Tạo sự ảnh hưởng về tinh thần tức là làm cho nhận thức của người dân có sự hài hòa với các nhà lãnh đạo. Chỉ cần có được điều này thì chẳng cần lo sợ hiểm nguy". 

Tìm kiếm đồng minh tiềm năng

Sau khi Tòa Thường trực Trọng tài ở The Hague đưa ra phán quyết chống lại tuyên bố của Trung Quốc trên Biển Đông hồi tháng 7, Bắc Kinh đã nhận phải sức ép rất lớn từ dư luận quốc tế.

Điều này đã khiến Trung Quốc phải tìm đến những đối tác khác ủng hộ lập trường của mình, đặc biệt là Nga.

Bắc Kinh và Moscow vốn đã có sự gần gũi với nhau từ một vài năm trở lại đây thông qua các hoạt động hợp tác kinh tế và quân sự - một sự liên kết nhằm tạo thế cân bằng trong bối cảnh tầm ảnh hưởng của Mỹ ngày càng mở rộng ở châu Á.

Trong bối cảnh quan hệ giữa Moscow và Mỹ đang chạm đáy và có nguy cơ bùng nổ xung đột, không ai khác ngoài Nga là lựa chọn hợp lý nhất cho chính sách của Trung Quốc trên Biển Đông.

Giống như Tôn Tử đã từng nói: "Một liên minh chỉ có thể được hình thành trên cơ sở của sự tương đồng".

Hồ sơ - Triết lý 'Binh pháp Tôn Tử' trong chiến lược Biển Đông của TQ (Hình 2).

Trung Quốc đã lựa chọn Nga do có nhiều điểm tương đồng về chiến lược.

Mặc dù không được Nga ủng hộ cho yêu sách phi lý của mình trên Biển Đông, tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn có được sự an ủi lớn từ Moscow trong các lập trường đối nghịch với Mỹ do cả hai cùng chia sẻ một mục tiêu định hình lại hệ thống quốc tế đa cực trước sự suy giảm tương đối về sức mạnh của Washington.

Bồi đắp sức mạnh

Hồ sơ - Triết lý 'Binh pháp Tôn Tử' trong chiến lược Biển Đông của TQ (Hình 3).

Bồi đắp đảo nhân tạo chính là cách Trung Quốc gia tăng sức mạnh trên Biển Đông.

Trong một bài viết gần đây trên tờ War on the Rock, bình luận viên Thomas Shugart đã cảnh báo sự phát triển trên các đảo mà Trung Quốc chiếm phóng trái phép trên Biển Đông lớn hơn những gì người ta vẫn biết.

Theo các hình ảnh vệ tinh mới được cung cấp, các bến cảng trên các thực thể này đã được nạo vét và các đảo được mở rộng thêm diện tích để tạo cơ sở cho các kiến trúc quân sự, nhà ở nhằm hỗ trợ cho các phi đội máy bay chiến đấu, máy bay hỗ trợ, hệ thống phòng không và các tàu chiến của Trung Quốc hoạt động thuận lợi.

Trong khi đó Bắc Kinh tiếp tục tăng cường vị thế quân sự của mình thông qua việc chiếm đoạt phi pháp và bồi đắp thêm tại nhiều đảo, đá cốt yếu trên Biển Đông, và thậm chí có thể là ở bãi cạn Scarborough trong tương lai.

Với việc Mỹ và đồng minh thân cận Philippines đang có những bất đồng khó hòa giải. Trung Quốc vẫn đang tiếp tục gia tăng sức mạnh một cách âm thầm.

Washington dù có nhiều căn cứ quân sự tại Philippines nhưng giờ đây nước này không chắc về việc họ có thể được sử dụng chúng hay không.

Tôn Tử đã từng nói rằng: "Để trở thành một chiến binh tài giỏi, điều đầu tiên phải làm là bồi đắp thêm sức mạnh và chờ đợi thời điểm đối phương dễ bị tổn thương nhất". 

Jules Hurst nhận định điều này đang được áp Trung Quốc áp dụng triệt để.

Chiến lược của Mỹ hụt hơi

Obama là Tổng thống hiếm hoi muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á khi triển khai chính sách xoay trục sang khu vực này trong vài năm qua.

Trong đó nỗ lực tăng cường liên minh với các đối tác lịch sử, đặc biệt là các quốc gia thuộc khối ASEAN và làm sâu sắc thêm quan hệ với các đồng minh ở Đông Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hồ sơ - Triết lý 'Binh pháp Tôn Tử' trong chiến lược Biển Đông của TQ (Hình 4).

Chiến lược xoay trục châu Á của ông Obama gắn liền với TPP.

Nổi bật nhất trong chính sách này chính là sáng kiến về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với mục đích dùng lợi ích kinh tế của Mỹ để nâng tầm ảnh hưởng đối với nhiều lĩnh vực khác nhau của các quốc gia nói trên, nhưng hơn cả là một quân bài nhằm đối chọi với tiềm lực hùng mạnh của Trung Quốc.

Bắc Kinh đã nhanh chóng phản ứng bằng cách thành lập một thỏa thuận thương mại tự do của riêng mình với tên gọi "Đối tác kinh tế toàn diện trong khu vực" (RCEP), trong đó sẽ bao gồm tất cả các bên tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và tất nhiên không có sự tham gia của Washington.

Tôn Tử đã từng đúc rút một điều rằng: "Đỉnh cao của chiến tranh chính là tấn công vào chính chiến lược của địch, mà cách tốt nhất trong đó chính là phá vỡ các liên minh".

Trong khi TPP của Mỹ còn chưa được thông qua, thì các vòng đàm phán của RCEP đã nhanh chóng có sự tham gia của 10 nước ASEAN cùng với đồng minh thân cận của Mỹ đó là Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia.

Trung Quốc rõ ràng muốn TPP của Mỹ sẽ phải đón nhận thất bại và dùng các chiêu bài ngoại giao đi trước Mỹ một bước trong việc kéo các quốc gia châu Á về phía mình.

Một "hệ sinh thái" bao gồm các giao dịch sinh lợi thương mại, các mối quan hệ quân sự và hỗ trợ chính trị cho các nước láng giềng Đông Nam Á sẽ là cách tốt nhất để rút các quốc gia chủ chốt ra khỏi "trục Mỹ" và làm suy yếu ý chí tập thể trong việc chống lại Trung Quốc.

Minh chứng rõ rệt cho điều này chính là sự thành công của Bắc Kinh trong việc làm sâu sắc thêm quan hệ với Philippines trong thời gian qua.

Với chuyến thăm tới Bắc Kinh hồi cuối tháng 10, Tổng thống Duterte đã mang về cho mình 13,5 tỷ USD bên cạnh vô số những lợi ích kinh tế khác mà Manila có thể lợi quả trong tương lai. Trong khi quan hệ với đồng minh lâu năm Washington sẽ chững lại hay xấu đi vẫn là câu hỏi còn để ngỏ.

Quốc Vinh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.